Cột kinh có hàng chữ “Tĩnh Hải quân tiết độ sứ... Nam Việt
Vương” thêm bằng cớ xác nhận cho ghi dấu năm Giáp Tý kèm theo, là
cột khắc năm 973, năm Liễn được vua Tống phong tước trên. Nam
Việt Vương là tước trong nước (969), nay chức tước trong ngoài có đủ
cho Liễn khắc kinh cầu thọ mong hưởng phú quý lâu dài. Nhưng loạt
kinh tràng thứ hai thì rõ ràng là dấu hiệu ăn năn cầu thọ vì đã giết
người, lại giết Hạng Lang, nên hẳn phải được khắc trong hoặc sau năm
979. Tội nặng hơn để cần sám hối, là đã giết một đệ tử của Phật: đại
đức Đính Noa Tăng Noa. Kinh và chú của Mật tông, vốn qua tay thiền
sư Trung Quốc, chỉ là chữ (mà lại là ẩn ngữ), không thể cho ta biết
sinh hoạt đi theo các bài ấy như thế nào. Đặc điểm của phần lớn các
hệ phái tư tưởng Ấn Độ, trong đó có Phật giáo, là nằm ở sự mưu tìm
giải thoát bằng suy tưởng, trong khi Mật giáo lại nhắm vào hành động
(Sex..., sđd, tr. 222-223), như ông Hà Văn Tấn thấy họ “chú trọng đến
các nghi lễ tôn giáo thần bí”. Nhưng không hẳn vì họ “tiếp cận với
Đạo giáo (Trung Hoa)” - ít ra là đối với những người theo Mật tông ở
Đại Việt, mà dấu vết để lại khiến ta phải nhìn về hướng ảnh hưởng đó.
Bằng cớ nằm trong truyện Man Nương của LNCQ, quyển sách có
thời điểm xuất hiện cuối Trần, tương đương với ĐVSL, nghĩa là không
bị ràng buộc về tính cách thánh giáo như khi ta phải so sánh với tác
phẩm của Ngô Sĩ Liên. Một chứng minh khác là khi Vũ Quỳnh phỏng
theo truyện cũ để viết Tân đính Lĩnh Nam chích quái (Bùi Văn
Nguyên dịch thuật, chú thích, dẫn nhập, Hà Nội 1993, tr. 149) ông đã
dàn xếp cảnh chùa chiền theo tính cách nam nữ riêng biệt, hợp với
phong khí nho học của Hậu Lê, điều không xảy ra trước lúc “sửa
mới”. Song ở cả hai bản cũ, mới đều có phần về nhà sư Ấn Độ biết
thuật kỳ lạ “làm phép đứng/nhảy một chân”, và khi bước ngang qua
bụng Man Nương đang ngủ thì khiến cô gái thụ thai. Địa điểm diễn
tiến của truyện vẫn được coi là ở vùng chùa Dâu ngày nay, nơi phát
xuất của một dòng Thiền tông có tên là Nam Phương. Tên đó, nhà sư
Ấn Độ đó, tính chất thụ thai thần bí trong truyện tích cho ta thấy tính