CHUYỆN PHIẾM SỬ HỌC - Trang 201

Việt của nó. Trần Quốc Kiệt, rõ ràng gốc lớn của thân vương Trần
(dòng dõi Trần Quốc Tuấn?), coi lộ Tân Hưng (vùng Thái Bình) đã
đắp đê ngăn nước mặn lấn đất biển thành ruộng (chuyện năm 1404,
nhắc về trước). Vương hầu Trần mở rộng trang điền của mình theo
cách đó, và đã thấy dấu hiệu tiêu cực của công trình đắp đê khiến nước
không vào đồng, không cứu được hạn hán, gây đói khổ ảnh hưởng đến
đám gia nô sống ở các nơi đó phải vùng lên nổi loạn (1343, 1354) với
các nhân vật nổi bật: Ngô Bệ (1344-1360) và một người tên Tề xưng
là cháu ngoại Hưng Đạo Vương, gợi lại một mối rối loạn cung đình cứ
tưởng đã chìm khuất từ lâu. Trấn Đà Giang mà Nghệ Tông đến lánh
nạn giữa những người “Man”, có lẽ là liên hệ đến thái ấp ban cho con
gái Trần Thủ Độ trước kia, nhưng lực lượng chủ chốt để lật đổ Nhật
Lễ có bà công chúa Ngọc Tha đầy nam tính cầm đầu lại là ở hương
Đại Lại, Thanh Hóa, đất của họ Lê/Hồ từng cung cấp hai người con
gái làm cung phi cho Minh Tông, ông vua Trần lạc giống. Bà công
chúa Ngọc Tha đóng vai chủ chốt trong việc phục hồi cơ nghiệp cho
họ Trần, sau được gọi tưng là “Hương thơm của đất nước/“Em gái
cưng của vua”/Quốc Hĩnh, từng bảo Nghệ Tông: “Anh đi đi, em sẽ
mang bọn gia nô dẹp nó cho!” thế mà lại chạy về Đại Lại, tìm gia nô ở
quê mẹ mình! Sử quan ghi thoáng qua địa danh ấy nhưng ta rằng Nghệ
Tông thành công là nhờ lực lượng nơi này, cũng là cỗi gốc của mẹ ông
- một trong hai cung phi họ Lê của Minh Tông, nơi có người khởi
nghiệp thay thế Trần: Lê/Hồ Quý Ly.

Tháng Mười 2006

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.