CHUYỆN PHIẾM SỬ HỌC - Trang 202

III

Ả TRẦN, MAI KIỆN, HỒI HỘT -

PHÍA KHUẤT CỦA SỬ-ĐƯỢC-KÝ

G

iữa năm 1289, trong thời gian bình công luận tội về trận chiến

với quân Nguyên, sử quan ghi rõ có hai hương Bàng Hà và Ba Điểm
vì “quân dân” hàng giặc nên quân thì bị đồ làm lính của vương hầu,
dân bị buộc làm nô tỳ cho các quan lớn trong triều. Và nói thêm:
“Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người
đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm
biểu xin hàng. Thượng hoàng (Thánh Tông) sai đốt hết đi để yên lòng
những kẻ phản trắc”. Tuy nhiên sử quan cũng không thấy rằng Thánh
Tông đã mua sự an toàn của dòng chính trong họ mình bằng hành
động có dáng bao dung kia.

Tuy là không kể rõ từng “vương hầu” (anh em thân thuộc) khác

nhưng không thể phủ nhận các tang chứng rành rành nên phải có thái
độ đối với những người mang tăm tiếng rõ rệt: Trần Ích Tắc, Trần
Kiện (cháu nội Trần Liễu), Trần Văn Lộng (cháu Trần Thủ Độ). Còn
có Trần Di Ái nữa, nhưng việc đã xử xong tức thời rồi. Hãy nhìn xem
cách xét xử để rõ tình thế.

Sau những năm bị bức bách sang chầu, đến 1281, Thánh Tông

(thượng hoàng, và đối với Nguyên là vua Việt) bất đắc dĩ phái một sứ
bộ sang Nguyên, cầm đầu là ông em họ Trần Di Ái. Gặp dịp chộp
được một tôn thất Trần, Nguyên liền ra lệnh thay thế Thánh Tông, cho
Di Ái về nước (1282) theo bước sứ thần Sài Thung đã mang 1000
quân nghênh ngang đến Thăng Long trước (1281), để truyền báo lệnh
thiên tử lớn. Toan tính của Hốt Tất Liệt không thành, vả lại đâu có nề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.