được văn nhân Trung Quốc ca tụng vì mớ kiến thức về đất
nước ông rời bỏ nhưng điều quan trọng ở một hướng khác, đối với ta,
là tâm tình tha thiết với chủ cũ và những người liên quan đã chứng tỏ
vai trò phụ thuộc của riêng mình và địa vị thấp của nho sĩ đương thời -
địa vị mà họ cảm nhận thành thật, chỉ dám kiêu ngạo với hoạn quan
dốt nát như trường hợp Đinh Củng Viên lên mặt để hưởng nhờ cậy,
với Lê Tông Giáo, ông “bõ” quản lý đất gốc Thiên Trường của dòng
vua. Và nên lưu ý, có “nho-được-coi-là-sĩ” cũng chỉ được coi là gia
nô, như trường hợp nói sau về gia nô tên Khoáng bị lãnh tội chết thay
cho chủ vốn thuộc đẳng cấp vương hầu, chỉ vì biết chữ, đã “làm thư
nặc danh phỉ báng Quốc gia (vua, Nhân Tông)”. Tuy nhiên việc hầu hạ
dòng vua cũng không hấp dẫn lắm đâu: có ông Bạch Liêu đỗ trạng
nguyên ở vùng thứ hai của nước, vùng Trại, lại chê không làm quan
triều đình, chỉ chịu làm “môn khách”/gia thần cho ông đại vương Trần
Quang Khải thôi.
Các biến động phù trợ dòng vua đẩy hào sĩ/nho sĩ lên một bực,
như Đỗ Khắc Chung mang họ Trần - trường hợp độc nhất lập công
trong nguy khốn cùng cực, còn thì ông Phạm Ngũ Lão - không phải
đan sọt giữa đường! mà văn võ toàn tài, chiến công lai rai, giàu đến
mức không thèm chiến lợi phẩm, giàu có đủ để con ông vua lê lết đến
làm quen nhờ cậy, rốt lại cũng chỉ lấy được đứa con gái nào đó - con
nuôi ông đại vương, rồi với thời gian len lỏi đẩy con vào cung thì con-
nhỏ vẫn không được đoái hoài, rốt cuộc xin vua đi tu, chết già! Ông
“Học sĩ (đọc/biết) Ngàn Chương sách” Nguyễn Sĩ Cố có mả chôn,
được thi nhân thấy là rộng cả ngàn mẫu nhưng chức chỉ là đặt cho có
tên, còn một ông đồng liêu khác thì trông coi mấy cái mũ quan quân!
Cho nên đến cuối đời, Nghệ Tông đẩy luôn ông Chu An (1292-1370)
cao quý trồi sụt vào miếu Khổng Tử ngồi chung với ông Trương Hán
Siêu “chơi với kẻ không đáng chơi”, với Đỗ Tử Bình “ăn chặn vàng
đút lót” của Chế Bồng Nga, chạy về bỏ vua chết tươi trên mặt trận,
thêm ông quý tộc Trần Nguyên Đán “bó tay bỏ mặc vận nước” (của họ