phận mình để cho có kẻ thuận thời thế lên mặt dạy dỗ, từ đấy không
còn ngồi ở Hành tỉnh khi sứ thần Việt qua, không còn dịp để nhìn một
khuôn mặt quen thuộc, thấy một dấu vết của quê cũ, biền biệt... Ông
đành chấp nhận sự lựa chọn thất bại, chỉ có thể ngồi lãnh trợ cấp của
nước đến nhờ vả, lâu lâu chờ vua mới lên ngôi, tiến kinh để nhắc nhở
xin phần tưởng thưởng đặc biệt... Có chút an ủi nào cho ông không khi
lại chính Toàn thư cho rằng con ông là Trần Hữu Lượng, nhân vật
trưởng lão Cái bang đầy mưu mô sâu hiểm của Kim Dung, là người
chống Nguyên, lập nên nhà Hán vắn số trước khi bị Chu Nguyên
Chương tiêu diệt? Tính chất lạc loài của một nhân vật trong khu vực,
cố ý chen chân hay vô tình bị đưa đẩy vào biến động quốc tế cũng
thấy ở một nhóm người khác mang cái tên núp lén: Hồi Hột.
***
Hồi Hột/Cốt là tên do sử gia Việt bây giờ nhận ra về lớp người
Tống năm 1274 tránh quân Nguyên, đem 30 thuyền chở đầy của cải
vợ con vượt biển đến cánh đồng La Cát (?) rồi được đưa về kinh
thành. Tống cũng có mặt trong quân của Trần Nhật Duật, hãnh diện
với một tên “gia tướng” Triệu Trung của dòng vua Nam Tống, những
người không những chiến đấu bằng vũ khí mà còn tác động đến tâm lý
của quân Cựu-Tống dưới quyền Nguyên nữa. Có thành phần Tống
binh làm nơi đày ải nhân viên sứ bộ Trần Di Ái. Chủng loại lẫn lộn ở
cả hai phe phía khiến nảy ra nhận định tức cười của sử quan: “Người
Tống (phe ta) và người Thát tiếng nói và y phục giống nhau”. Sự cập
nhật của danh xưng làm cho người ra đi phải mang tên của phía họ rời
bỏ dù đã về với nơi lựa chọn mới: “quân Thát của Chiêu Văn”, khác
với quân họ hô “sát Thát!” Là kẻ của thân phận lao đao phụ thuộc vào
chủ, Lê Tắc đã ghi về hành trạng quanh quất phức tạp theo tình thế dời
đổi của những người Tống chạy qua Việt khi nước mất (1279). Có
người tự tử theo vua nhưng được cứu sống, làm thân lưu lạc một lúc
lại trở về với kẻ thù cũ, quên việc đất nước đã đổi chủ, bởi vì với