để cho rằng ở đây hình như là làng của người Hoa hay có liên hệ một
cách nào đó với Trung Quốc. Rồi dẫn đến kết luận là loại gốm Chàm
này chịu ảnh hưởng Trung Quốc hay có thể thợ là người Hoa. Như thế
cũng là tiến bộ rồi vì trước khi có các phát hiện ở Bình Định thì người
ta thường ghép chúng vào với gốm Trung Quốc.
sự dè dặt về vấn đề chủ nhân, là vì người ta đã đặt tên “gốm Chàm”,
cho nó phải là của người Chàm, chủ nhân cũ vùng đất Vijaya/Bình
Định. Người ta chỉ mới nghĩ thêm rằng thợ ở các lò gốm kia là người
Hoa mà không dám nghĩ rằng chủ nhân cũng chính là người Hoa,
người Tống lưu vong khi quân Nguyên xua đuổi họ đến đất mới,
không về lại nơi cũ nữa.
***
Chỉ có thể thấy là người Chàm cho đến nay không biết đến bàn
xoay để làm vò hũ, nồi trã, nói chi đến làm đồ sành cao cấp. Trên tháp
Chàm không hề thấy vật dụng sành sứ gắn theo như trên lăng vua
Khải Định! Gốm Gò Sành có dấu gạch/ngói (tiles) tráng men mà
không thấy trên tháp Chàm, trước nhất là loại hiện diện trong vùng
Bình Định, vốn được cho là xây cất trong các thế kỷ XI, XII, ΧIIΙ
(không đến 20 năm cuối của thế kỷ này vì tình hình chiến tranh với
Nguyên). Những di vật gốm Islam, Tống, Minh, cả gốm thời Lê cũng
tìm được nơi này nhưng nhà khảo cổ không cho ta thấy tính chất bộ
phận của chúng trong các tháp. Các cấu trúc phụ thuộc khác (nhà ở,
thành phần kiến trúc cần thiết cho hành vi tế lễ...) bây giờ không còn
nữa để được suy nghĩ thêm. Gốm tráng men celadon là chuyên ngành
của người Hoa, là chứng tích riêng biệt của gốm Tống, Nguyên kế tục
Tống. Tất nhiên tới địa phương khác đất gốc nó phải có ứng biến đổi
thay mà vì chúng ta chỉ phát hiện được vật-câm, nên chỉ có thể đoán
mà thôi. Gốm Gò Sành (tên khoa học nên không cần thay đổi) được
gọi là gốm Chàm vì xuất hiện trên đất Chàm xưa, nhưng là của những
người Tống lưu vong sản xuất, chủ cũng như thợ, không cần phải chỉ