Diệu cắt đầu đem về Trần lập công chuộc tội, nhưng nếu như thế thì
lớp tro được La Ngai đem về chôn trong nước phải ở Bình
Định/Vijaya chứ sao lại là Ninh Thuận Panduranga? Tuy nhiên dù coi
Chế Bồng Nga đã đem đến giai đoạn cực thịnh của Chiêm Thành hay
chỉ là tia nắng quái chiều hôm của lịch sử nước này, thì ông cũng là
một nhân vật nổi bật chưa từng thấy trong tương quan Việt-Chàm.
Điều đó phải có lý do sâu xa từ trong hiện tình đương thời của đất
nước này. Cả sử quan cũng phải ghi nhận: “Chiêm Thành từ đời Lê Lý
tới đây, quân lính hèn nhát, hễ quân ta đến là đem cả nhà chạy trốn
hoặc họp nhau khóc lóc xin hàng. Đến Bồng Nga, La Ngai mới tập
họp dân họ lại bảo ban dạy dỗ, thay đổi dần dần thói cũ, trở nên can
đảm hăng hái, chịu được gian khổ nên thường hay sang cướp, trở
thành tai họa của nước ta.”
Sự kiện có những người nổi bật như thế thật đáng lưu ý để nối kết
với một hiện tượng riêng biệt, vì vùng đất của “vương quốc” Chiêm
Thành bị chia nhỏ theo từng khu vực sông ngắn, ngăn cách bởi những
dãy núi đâm ra biển, khó cho sự thống nhất từ xưa. Hãy kể vào giai
đoạn gần gũi là khi Anh Tông thân chinh (1312), ngoài “quốc chủ”
Chiêm Thành ở Vijaya còn có “trại chủ” Câu Chiêm (Kẻ Chàm?,
Quảng Nam). Mối đe dọa của Nguyên còn khiến hai nước Chàm-Việt
phải giữ thế liên kết mà dấu hiệu rõ rệt là cuộc hôn nhân Huyền Trân -
Chế Mân. Hai chốt gạch có chữ “trần” (Hán) tìm thấy ở Mỹ Sơn năm
2004 (và một chốt nữa của năm 2006) có thể là dấu hiệu một công
trình xây cất công quả của Nhân Tông khi thăm Chiêm tìm liên kết
(1301). Ông đã đi với tính cách một hòa thượng - “vân du” nên hẳn có
vật biếu tặng Chiêm, và “quốc danh” Trần từng chỉ có trên các đồng
tiền của vua (Nguyên Phong, Thiệu Phong...) không thể được sử dụng
bừa bãi, trên đất lạ cũng phải là chỉ dấu của “quốc gia”/vua. Sức ép
của phương Bắc yếu đi dẫn theo sự liên kết lơ là của hai nước, huống
nữa tầng lớp nho sĩ đang lên sau chiến tranh nâng cao thêm ý thức tự
tôn của Việt, cho nên sau khi Chế Mân chết là xung đột tiếp tục xảy ra.