chứng tỏ ở những trận thua vùng Nghệ An (1334-36) vì quân Trần đã
xa Thăng Long mà còn lấn qua đến Mekong như đã thấy. Và lệnh cấm
“nói tiếng Lào” hẳn là do tình hình lấn lướt của chủng tộc này. Tuy
nhiên ở phía bắc, nhóm Thái gần với Trần nên có tên riêng (Ngưu
Hống) trong sử còn ở phía nam khuất lấp, họ mang các tên xa lạ, là
những nhóm vô danh theo các triền sông đi xuống các đồng bằng phía
đông, lẫn lộn với các tập đoàn thiểu số khác, chịu nói tiếng Việt, Việt
hóa/trung châu hóa với các họ Phan, Phạm, Trịnh, Hoàng, ẩn giấu theo
liên hệ hôn nhân tộc đoàn cả bên trong các họ Lê, Nguyễn của Mường
nữa... Vị thế lãnh đạo trên trước của họ lại vẫn không mất trước đám
dân gốc Việt tại địa phương nên với triều đình, họ là “thổ hào” nhận
chịu chức tước cai trị, quản lĩnh binh lính trong vùng, có trường hợp
đủ sức chen vào triều chính Hồ Trần như Phan Mãnh (1391) - thất bại.
Sức mạnh thiểu số đơn lẻ không làm họ thành đạt cao hơn nhưng khi
gặp cơ hội phối hợp với các lực lượng khác thì có kết quả khả quan
đến tột đỉnh. Đó là trường hợp thành công của nhóm Mường Thái Lam
Sơn trong công cuộc chống ách đô hộ nhà Minh, kết thúc vào năm
1428.
Tháng Mười một 2006