CHÚ THÍCH
Không chỉ có sự liên hệ giữa nơi thờ cúng mang tín ngưỡng
thuần túy Po Yan Dari Chàm chuyển sang Việt với các tên “chùa”, mà
hình thức này còn lấn sang đình làng như đồng thời ở hai bia chùa
Phúc Hải và đình Hải Trung (nửa đầu thế kỷ XVII) khắc hình “người
đàn bà khỏa thân ngồi xổm, giạng hai chân ra hai bên... với bụng lớn,
hạ bộ...” Rồi nó nằm riêng biệt ở đình Phù Lão (1688) chạm “một
người đàn bà khỏa thân bụng rất lớn, hạ bộ thể hiện rõ...” Chùa ông
(Hưng Yên) “chạm người đàn bà đội mặt trời, hai chân hai tay mở
sang hai bên để lộ rõ ngực, bụng, hạ bộ sung mãn”. Tương tự cũng là
bia chùa làng Tứ Liên (Hà Nội), chùa Thổ Hà (Bắc Ninh). Đình Tây
Đằng (phỏng đoán 1583) có người đàn bà ngồi xổm, dang rộng chân,
mặc váy, hai tay nắm lấy cổ và đuôi rắn. (Trần Lâm Biền, Một con
đường tiếp cận lịch sử, 2000, tr. 282, 493, 693).
Trong ý thức thánh giáo về nền văn hóa dân tộc, các nhà nghiên
cứu trong nước vẫn nhìn các điêu khắc đó như trò nghịch ngợm của
dân quê (khắc đồng thời với các hình có vẻ đùa cợt khác), hay biểu
hiện tinh thần chống phong kiến của nông dân (khắc hình Bà Banh
trên cốn đầu rồng, biểu tượng riêng dành cho vua) (Hà Văn Tấn -
Nguyễn Văn Kự, Đình Việt Nam, Hà Nội 1998, tr. 45). Nhưng người
ta sẽ nghĩ sao trước phát giác của khảo cổ học của thế kỷ mới, về đình
Yên Bồ (XVII, Hà Tây) nơi có tục cầu tự, với hình (Bà Banh) mặt bầu
bĩnh, đầu vấn khăn, mắt mơ màng nhìn xuống, sống mũi cao, thân
mình tròn lẵn, đôi tay và đôi chân dang ra, cùng cây gậy gỗ tròn khắc
chữ “hỉ” (vui mừng) sơn son thếp vàng, có dấu sử dụng nhiều nên đã
cũ? (Những phát hiện khảo cổ học mới năm 2001, tr. 44.) Cho nên cổ
và đuôi rắn ở đình Tây Đằng có thể là tượng trưng cho cái linga gậy
gỗ.