được hiểu tùy tình thế, đã từng làm cho thương khách ngoại quốc ngày
xưa phải kêu rêu huống chi chúng ta là người thời nay, nằm trong một
thời đại sử dụng tiền tệ khác, rành rẽ hơn nhiều! Cho nên trong trường
hợp nhìn theo hướng tiền tốt, xấu thì câu thơ trên có thể đổi là:
Rằng gián thì năm, quý có ba
nghĩa là vác 5 quan tiền gián (600 đơn vị, tiền xấu) mới đổi được
3 quan tiền quý (cũng 600 đơn vị, mà là tiền tốt). Vua quan Lê Trịnh
cũng thấy tỉ lệ 5/3 này là rắc rối nên tính giản dị, “khôn” hơn: 6/3, 2/1.
Tiền thuế, tiền phạt, bất cứ thứ tiền nào quy định nạp cho nhà nước,
đều tính bằng tiền quý, nếu không có, nạp bằng tiền gián phải gấp đôi
thì quan mới nhận!
Li Tana, “A View from the Sea: Perspectives on the Northern
and Central Vietnamese Coast”, Journal of Southeast Asian Studies
37(1), Feb. 2006, tr. 100. Nhân tiện xin cảm ơn anh Lê Quỳnh BBC đã
gửi tặng tài liệu. Li Tana, ở vị trí người ngoại quốc, sử dụng thuận lợi
các thư tịch Trung Quốc, đã thoát được cách suy nghĩ chật hẹp của sử
gia, sử quan Việt nhưng ngược lại, không theo dõi để khai thác các chi
tiết trong sử Việt nên phải mở rộng khung cảnh bản thảo đến vài thế
kỷ, do đó luận chứng phải chịu một chừng mực lỏng lẻo dễ thấy ra đối
với người trong nước.
P. Hattaway, Operation China, Piquant, California 2000, tr.
169.
Viện Dân tộc học, Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh
phía Bắc), NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội 1978, tr. 388, 389.
Nguyễn Duy Hinh (Văn minh Đại Việt, Nxb. Văn hóa Thông
tin & Viện Văn Hóa Hà Nội 2005, tr. 148) dẫn Đông A liệt thánh tiểu
lục lưu giữ ở thông Cổ Xá, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, Thái
Bình và ở các nơi thờ Trần Quốc Tuấn. Tập nghiên cứu hơi dày (958
trang) so với thực tế cần thiết, giá rút lại còn độ một phần tư thì tránh
được cho tác giả khỏi mang tiếng về bản quyền.
Vũ Phương Đề, Công dư tiệp ký, Nxb. Văn học 2001, tr. 209.