cho người sau, vì thấy rằng “quả nhiên công hiệu”: “Giết đứa bé con
trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch (‘đá’ kích dâm?) mà uống rồi
thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm”. Không
biết các ông vua sau có dùng hay không nhưng công lao Trâu Canh đã
khiến ông khỏi chết khi mắc tội thông dâm với cung nữ, còn được mời
chữa bệnh khi Minh Tông hấp hối 1357. Hẳn Trâu Canh không phải
chỉ chữa bệnh bằng bài thuốc mà còn bằng ngôn từ dẫn dụ, động tác
làm gương vì sử ghi rằng ông ta “ra vào cung cấm hay dùng những
câu kỳ lạ, những kế quỷ quyệt để huyễn hoặc Dụ Hoàng”. Sử quan
nhà Lê còn thấy con cháu Trâu Canh nối nghiệp nhà trong đời mình,
trong lúc dân gian ngày nay thì thích thú riêng với bài thuốc của Trâu
Canh mà chắc là không thể thực hiện được, nên chuyển qua chuyện
truyền kỳ về anh nông dân ngờ nghệch tìm được loại dây thảo ở bờ
mương, vạt suối nào đó, quàng vào thì cường dương còn tháo ra thì
hết hiệu nghiệm!
Cao độ sinh hoạt tính dục buông thả của nhà họ Trần tập trung
vào chuyện Trần Dụ Tông, nên không lấy làm lạ là đã nảy sinh truyện
Hà Ô Lôi của Lĩnh Nam chích quái, ghi lại dưới đời ông vua này, còn
có cả thời điểm rành rẽ “Thiệu Phong thứ sáu” (1346).
Truyện nói về một chàng trai sinh từ sự phối hợp giữa người trần
và một vị thần, một chuyện thần lén lút cướp vợ viên quan đi sứ vắng
nhà, sinh ra một cậu bé đen xấu nhưng nhờ Lã Động Tân làm phép
nên có được giọng hát mê mệt lòng người. Dụ Tông mê quận chúa A
Kim mà không được thỏa mãn mới bảo Ô Lôi đi dụ để bêu xấu, và Ô
Lôi thành công. Các nhân vật, trừ Dụ Tông, đều có dáng lịch sử nhưng
không rõ ràng. Đặng Sĩ Dinh, viên quan đi sứ có vợ bị thần hiếp,
người làng Ma La, gộp lại giống như tên của ông thám hoa Đặng Ma
La đỗ vào đời Thái Tông (1241). Huy Từ hoàng hậu giống như được
nhớ từ tên hiệu một bà phi của Anh Tông: Huy Tư. Và Minh Uy
Vương, người giết Ô Lôi, như là tước đảo ngược của con Lý Thái
Tông: Uy Minh Vương Lý Hoảng mà vai trò trấn nhậm Nghệ An