nơi có các “Hồng Hồng, Tuyết Tuyết mới ngày nào còn chửa biết cái
chi chi”, vừa cho thấy một tình trạng mại dâm trẻ em về phía chủ
chứa, mà cũng tỏ rõ khuynh hướng ưa thích trẻ em ở các nhà nho đi
tìm thú vui ngoài văn thơ. Nơi chốn vui chơi chắc không nhiều, không
đa dạng nên nhà nho tiến sĩ đã lảng vảng một chỗ đến hàng mươi năm
hơn, lần khân từ mẹ tới con: “Mười lăm năm thấm thoắt có ra gì... Ngã
lãng du thì khanh thượng thiếu, quân kim hứa giá ngã thành ông...”
Chính từ nơi này cũng nảy ra thảm cảnh gia đình như của Tản Đà
Nguyễn Khắc Hiếu, hay các chuyện chính trị lớn lao với trường hợp
thủ tướng tương lai Trần Trọng Kim vì đi hát ả đào chung với người
thân Nhật bị Pháp vây bắt (Dương Bá Trạc), nên phải lẩn trốn để rồi
thành nhà chính trị ngơ ngáo trong thời đại chỉ cần đến quần chúng,
âm mưu, bạo lực. (Dẫn chứng từ Hoàng Văn Chí). Chính quyền Pháp
khi đề ra các biện pháp kiểm tra vệ sinh các nhân viên ở các nơi vui
chơi này - lục xì, hẳn không phải là làm điều quá quắt.
Đã nói nhà nước Đại Việt không dính dáng gì đến tổ chức
mãi/mại dâm. Dân chiến bại được ban cho các quan có công đem về
làm nô, vợ con tù phạm, kể cả vợ con các cựu công thần (như trường
hợp vợ đại tư đồ Lê Sát) ban cho quan đương chức. Lê Tương Dực
đánh thắng Uy Mục rồi “sử dụng” phi tần của ông này cũng có thể coi
là một trường hợp chiếm đoạt chiến lợi phẩm. Tuy nhiên rõ ràng là có
tổ chức mại dâm trong dân chúng như đã thấy ở trên. Điều này không
tránh khỏi vì tổ chức thương nghiệp tuy bị chèn ép nhưng vẫn phát
triển với các chứng tích từ rất xưa. “Chợ Đông” không phải chỉ xuất
hiện với Trần mà đã phồn thịnh cả trong thời Bắc thuộc. Cao Biền
mua chuộc thần Long Độ/Đỗ bằng cách tạc tượng đồng, rồi quay trở
lại làm bùa yểm trấn áp không được, đành chịu thua “trở về Bắc”.
Thời Lý Thái Tông, “chợ Đông mở rộng thêm, huyên náo tấp nập”,
đời Trần uy thế chợ lớn lên cùng với tước phong của vua, nên người
đương thời thấy “lửa cháy ba lần thiêu chẳng hết” (thơ Trần Quang
Khải, bản dịch VĐULT). Vua Lý muốn dời đền đi chỗ khác vẫn không