“Trường Lạc hoàng hậu (1441-1505) bị giam ở cung khác, đến khi vua
ốm nặng mới được đến hầu bệnh, bèn giấu thuốc độc trong tay mà sờ
đến chỗ lở, bệnh vua do vậy mới càng thêm nặng”. Nhà nho ít lời
nhưng vẫn nhiều ý. Thánh Tông không chết vì vợ bởi vì nếu thật như
vậy thì tuyệt dòng Nguyễn Đức Trung, có người cho là tổ ông Bảo Đại
nhiều thăng trầm trong tình thế đầy xuôi ngược ngày nay. Nhưng cái
ghen của bà hoàng thì đã thấy rõ. Ghen thấy qua sự kiện “bị giam ở
cung khác”, ghen thấy qua lời đoán mò của sử quan. Nhưng quan
trọng đối với chúng ta hơn, là căn bệnh của nhà vua.
Vua bị thương không phải vì chinh chiến. Đánh Chiêm Thành
khải hoàn, vua thấy có mẹ, con đón rước, “thay áo, lên thuyền rồi về
hành điện”, lành lặn. Mùa đông, tháng 11âl. (1496), “vua không
khỏe”, còn gượng làm thơ khoe rằng “Dù Lý (Bạch), Đỗ (Phủ), Âu
(Dương Tu), Tô (Đông Pha) sống lại vị tất đã làm nổi, chỉ có ta làm
được”. Thế mà chỉ hơn hai tháng sau, vua ốm nặng một ngày rồi băng,
“gươm thần, ấn thần đều biến mất”, chỉ còn lại bài thơ và mối hoài
nghi người sau không dám nói. Thái tử lên ngôi, cho biết vua cha bị
bệnh phong thũng. “Phong thũng” theo cách hiểu thông thường, và
của cả y sinh ngày xưa, là chỉ hiện trạng bệnh lở lói, cùi hủi. Vua
không bị chiến thương như đã nói, mà sử quan lại có lời mào đầu là
vua mắc bệnh nặng “vì nhiều phi tần quá”, vậy thì Thánh Tông đã mắc
“bệnh xã hội”. Vua bị lở lói ở chỗ đó, hay khắp mình mẩy vì giang mai
ở thời kỳ cuối?
Cổ Ai Cập đã biết đến bệnh giang mai. Trung Quốc chậm hơn,
mãi đến thế kỷ VII, VIII mới bắt đầu biết vài căn “bệnh xã hội” là do
giao hợp mà ra. Đầu thế kỷ XVI, y học Minh nhận ra bệnh giang mai
và cảnh giác dân chứng về việc giao hợp với gái làng chơi (Sex..., tr.
193). Y giới Tây phương, trước khi biết đến loại kháng sinh, đã chữa
bệnh giang mai bằng hợp chất thủy ngân, arsenic; y giới Đông cũng
chữa bằng thạch tín (arsenic). Thái y viện đời Lê đã dùng vị mã tiền có