cử nhân Hà Ngại (bđd, tr. 187) kể chuyện bà nội ông Phan Khôi làm
chính thất cho ông án sát có đến ba bà vợ lẽ, bà nào đi ngang trước
mặt bà cũng vòng tay cúi đầu lễ phép. “Ba bà ấy có nhà riêng gần đó,
làm ăn khá, con đều phát (đỗ) đạt... Mỗi ngày bà Án chia phiên cho
các bà kia vào hầu... Các bà ấy đều trên dưới 50 tuổi, mà bà Án (gần
70) vẫn bảo: ‘Đêm nay con Ba vô hầu ông lớn... đêm mai con Bốn...’”
Hồi ký kia không cho biết bà Cả nhà họ Phan lúc trẻ có ghen tuông
đến mức hành hạ các bà vợ nhỏ như đã từng xảy ra mà nhờ biến
chuyển 1945, các con bà bé dựa vào ý thức giai cấp của thời mới đã
tìm cách bộc lộ, hay không.
Tất nhiên là với đám dân chúng cày cuốc bình thường thì tình
trạng một vợ một chồng là căn bản, bởi vì lẽ giản dị là họ không đủ
sức nuôi thêm một gia đình thứ hai. Nhưng điều đó cũng không chứng
tỏ được sự “chính chuyên” của phụ nữ hay sự “trung thành” của phái
nam. Sự phân công trong việc đồng áng đã khiến cho người phụ nữ có
một chừng mực ngang hàng với nam giới - chưa kể trường hợp người
vợ chạy chợ buôn bán xuôi ngược, nắm quyền kinh tế trong gia đình
như đã nói. Sự kinh doanh đã khiến cho người phụ nữ Việt có nhiều
ứng biến đối phó trong những hoàn cảnh khó khăn, khác xa với đám
đàn ông kiêu kỳ, khô cứng đến thành bất lực trong khuôn khổ của hệ
thống đặt giới mình làm chủ nhân ông. Tình trạng cần nhân công
khiến cho người phụ nữ cao giá trong thời gian chuyển từ thời con gái
sang thời làm vợ. Về làm dâu thì cực khổ nhưng những người chủ gia
đình nhà gái thấy mất một nhân công, phải tìm cách bù trừ trong thời
gian có thể được, và mặt khác vì nhà trai sắp có thêm một nhân công
nên cũng ráng chịu đựng đòi hỏi. Vì thế cảnh làm rể từ Bắc chí Nam
đã giống hệt nhau: anh con trai Bắc tủi nhục với công “làm rể ba
năm... như chó nằm gầm chạn”, còn anh con trai Nam thì than thở não
nùng: “Tháng Chín mưa bụi gió bay, Nắm lấy gàu nước chân tay rụng
rời!” Tuy nhiên về phương diện buông thả dục tính thì cũng có những
điều kiện như nhau. Xóm làng còn nhiều bờ cỏ, đống rơm. Vì thế