CHUYỆN PHIẾM SỬ HỌC - Trang 50

đem vợ con “chiêu đãi”. Người lính Tây tiến thực thà tội nghiệp bị
“nhân dân” mắng: “Mày không có... hay sao?” Tuy nhiên với tầng lớp
trên, và công khai, thì sự kỳ thị giới tính trong tương quan đa số thiểu
số vẫn không tránh khỏi!

NHÀ NHO LẠI CÁI

Nho sĩ Việt từ lúc muốn là, và trở thành tầng lớp trí thức truyền

thống, đã phải chịu hai áp lực chính; áp lực từ tính chất tầng lớp xuất
thân của mình và áp lực từ kiến thức ngoại lai thu nhận. Hai điều ấy
khiến tạo nên tính chất các sản phẩm văn học được cho ra đời, cùng
lúc với những cung cách ứng xử trong tình thế có áp lực nặng nề từ
bên trên và sự trống rỗng lý thuyết đồng điệu của quần chúng từ phía
dưới.

Nhắc lại, dưới hệ thống cai trị bằng tông tộc của Lý, Trần, nho sĩ

chỉ là “gia thần”, cái tên được xác nhận bởi ông chủ Trần. Vì kiêu
ngạo với kinh sách học được, loại kinh sách từ nước lớn đưa tới vốn
có bản chất độc tôn từ căn bản, nhưng đến đây lại được ứng dụng qua
những thân xác mang địa vị thấp kém ở địa phương, nên các sử quan
Việt tha hồ mắng chửi người vắng mặt - xa đời, đã chết, mà né tránh
người có quyền chức đương thời. Nhà nho Trần chỉ huênh hoang với
chữ nghĩa mà không dám đụng chạm đến thực tế nên Chu An làm
“Thất trảm sớ” mà khi được trao quyền lại giật mình, lẩn đi ẩn để cho
thanh cao. Không điều gì chứng tỏ rõ hơn mối tương quan đó khi thấy
người có quyền - và ở vào cái thế ứng dụng học và hành như Hồ Quý
Ly, chê một nho sĩ: “Biết mấy chữ mà (dám) nói chuyện Hán,
Đường!” Với Hậu Lê, khi kinh sách phổ biến rộng rãi hơn với tính
chất tuyển lựa qua thi cử đều đặn hơn, có hệ thống hơn thì nho sĩ tuy
phồn tạp hơn nhưng vẫn không thấy địa vị mình đổi khác để có thể tự
đổi thay. Lê Thánh Tông vẫn đái vào mũ quan - như Hán Cao Tổ xưa,
vẫn mắng sàn sạt nho thần, giết người - rồi phản tình, tự phê.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.