Theo quan niệm truyền dòng, hoạn quan phải có con để nối dõi tổ
tông, thờ cúng mình sau khi chết đi. Thế là họ phải nuôi con nuôi,
hoặc từ người xa lạ được chọn lựa, hoặc ngay ở bà con thân thuộc.
Hoạn quan Phạm Bỉnh Di bị Lý Cao Tông giết (1209) cùng lúc với
con là Phạm Phụ. Hoàng Ngũ Phúc (1713-1776) của Trịnh Sâm có con
là Hoàng Ngọc Bảo. Lê Văn Duyệt lấy cháu gọi bằng bác làm con
thừa tự, nuôi Lê Văn Khôi (Bế Văn Khôi, Nguyễn Hựu Khôi) gốc đã
là người Nùng miền Bắc. Vinh hiển của hai lớp người đó, nối nhau
cũng có mà khổ nhục cũng không chừa khi phải thất thế.
Quyền lực đầy tớ
Hoạn quan trước tiên là để phục vụ trong cung cấm, trong gia
đình nhà vua. Chính vì vai trò đó mà họ bị khinh miệt nhưng cũng
chính nhờ đó mà họ có quyền uy. Với một tổ chức quyền bính còn nhỏ
thì người chủ tể phải tin ở kẻ thân thuộc trước hết, trong đó có tay
chân trong nhà. Ông Quách Tuấn kia nếu không chịu hoạn thì không
thể nêu danh trong sử sách với tên Lý Thường Kiệt được (Hữu Ngọc -
Nguyễn Đức Hiền, La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Nxb. Giáo dục
1998, tập II, tr. 496). Trần Thái Tông muốn trao chức hành khiển (điều
hành việc nước, có lúc, có người như tể tướng) cho Phạm Ứng Mộng
nhưng bảo phải thiến, vì triều mới còn vướng tục lệ cũ của Lý, buộc
người được trao quyền phải là hoạn quan. Cho nên, khi tổ chức chính
quyền phức tạp hơn, cần có nho sĩ vào làm việc trong các sảnh, hình,
viện của chính phủ vào tháng 4âl. 1267, sử quan Toàn thư coi việc bổ
nhiệm lấn át vào địa hạt của hoạn quan như thế là một thay đổi trọng
đại. Nhưng ngay cả khi cần phải có một tổ chức ngoại quan để tỏa
rộng quyền hành trong phạm vi cả lãnh thổ thì hoạn quan là người gần
gũi vua, trung tâm quyền bính, vẫn giữ vị thế đáng kể, có khi khuynh
đảo cả triều đình.
Tất nhiên vị trí gần vua là lợi thế nhưng tính cách riêng của hoạn
quan, nằm trong sự bất toàn của cơ thể - và ảnh hưởng nảy ra từ sự bất