CHUYỆN PHIẾM SỬ HỌC - Trang 64

toàn đó, không phải là không quan trọng trong sự phát sinh những
cung cách hành xử vượt thường, quái gở nữa, của hoạn quan. Trước
nhất, tâm tính của hoạn quan cũng nằm trong tâm tình của người bị
thiến nói chung. Tám năm sau khi bị thiến, Tư Mã Thiên còn cảm thấy
đau đớn: “Mỗi khi nghĩ đến mối nhục đó thì mồ hôi còn thấm ướt cả
lưng áo. Tôi chỉ đáng được làm kẻ canh cửa phòng cho đàn bà, tốt hơn
là nên vào ẩn tận sơn cùng núi thẳm...” Sự bất toàn đó khiến cho
người ngoài nhìn hoạn quan như một khối thịt dị dạng, có bộ mặt buồn
thảm. Chắc là cho dù tự nguyện, họ cũng mang mối bất mãn với hệ
thống chính trị xã hội đã khiến cho họ phải thiệt thòi trong một khía
cạnh sống. Trong hệ thống phương Đông thì họ luôn luôn bị lớp nho sĩ
ganh ghét, khinh miệt. Hàn lâm Đinh Củng Viên chơi khăm, viết chiếu
không đưa cho hoạn quan Lê Tông Giáo chuẩn bị trước để ông này lòi
sự dốt nát trước triều đường (1288). Sử quan nho học xưa cứ mỗi lần
đặt bút xuống là chê hoạn quan dốt nát, ngay cả khi có dịp khen thì
cũng chỉ nhìn theo vị trí đầy tớ của họ mà thôi. Phan Phu Tiên phán
xét về những người theo họ Hồ liên quan đến việc mất nước, tuy có
khen về những gương tử tiết nhưng vẫn hài tội bỏ Trần theo Hồ, là
“phường ác giúp nhau”, là “ăn lộc của ai chết vì người ấy (tuy) là
nghĩa mà không biết người ấy là bất nghĩa”... Chỉ có các hoạn quan là
được ông không hài tội thờ chủ mới: “Ngô Miễn, Nguyễn Lệnh, Kiều
Biểu vốn là kẻ hoạn quan, cái chết của họ là điều nên lắm”. Vì hoạn
quan “vốn là” đầy tớ nên được ông sử quan này nhìn ở tầm mức tương
quan chủ tớ ngắn hạn: lúc kẻ nô đã trao qua chủ mới thì chỉ cần biết
chủ mới là đủ. Một tên khác của Lý Thường Kiệt cho ta thêm một gợi
ý về địa vị đó của hoạn quan.

Ông Hoàng Xuân Hãn trong Lý Thường Kiệt, khi đối chiếu với

sách Trung Quốc, thấy ông danh tướng của Lý cũng được gọi tên khác
là Lý Thượng Cát. Do cách phiên âm qua một thứ chữ không thể sát
với âm vận bản xứ nên khó có thể biết tên nào là đúng nhưng ta hãy
đoán ra theo cung cách bình thường. Chữ “thượng”/“thường” gần cận,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.