bắt giữ hết cả (người ở đó). Bọn Đinh Võ kêu than một cách thảm
thiết. Người đi theo là Nguyễn Đa Cẩm thấy bọn Đinh Võ bị bắt
làm tù, khoái chí bèn la mắng nhục mạ và đái vào miệng bọn
Đinh Võ. Giống rợ Lão có tính hung hãn bèn cắn âm hành của Đa
Cẩm. Đa Cẩm dùng tay đánh, Đinh Võ sẹo mất cả mồm. Đa Cẩm
cũng ngã xuống đất gần chết. Do đó Long Ích mới sai các quan
chức làm con cá gỗ khớp mồm bọn Đinh Võ, xong, dùng gậy
đánh chết rồi đem phơi khô thịt của bọn ấy”. (Chép gần nguyên
văn trong bản ĐVSL do Nguyễn Gia Tường dịch, tr. 226).
Chỉ vài năm sau (1189), ĐVSL (tr. 229) lại chép về một bộ phận
sex khác, “ghê gớm” hơn: “Nhà vua (Lý Cao Tông) sai thái phó là
Ngô Lý Tín, Đô quan lang trung là Lê Năng Trường xét xử về vụ
tranh tụng quan thiếu sư là Mạc Hiển Tích. Bọn Lê Năng Trường sợ
Mạc Hiển Tích nên không dám tìm tòi tra xét. Người trong nước cười
giễu rằng: ‘Ngô phụ quốc là Lan, Lê đô quan là Kích’”. Người dịch
viết hoa hai chữ “lan” và “kích” vì nguyên bản còn thêm: “Lan và
Kích là hai người cuồng”. Tội nghiệp người chú thích phải khổ công
tìm kiếm hai người ấy trong sử sách, để rồi bàn lan man mà không
thấy rằng ý về “hai người cuồng” chẳng ăn nhập gì với nội dung
chuyện kể cả. Câu phát biểu hàm ý khinh miệt, chửi mắng đến tàn tệ
thì liên hệ gì đến người cuồng? Rõ ràng sử gia phải né tránh khi chạm
đến một bộ phận sex ghê gớm hơn: “kích” có âm gần cận với “kít”,
một phát âm slang của “cứt”, và “lan” là “lồn”!
Hình như đây là hai đoạn văn độc nhất trong sử cũ có nhắc đến
bộ phận sex mà Ngô Sĩ Liên đã lược bỏ, có lẽ vì “thô vụng”, như ông
đã cho biết khi biên tập sách xưa. Đoạn văn phát biểu bằng chữ Hán
nên ta không biết người xưa gọi âm hành là gì - có lẽ cũng gần gần
như người nay mà thôi, bởi vì các từ này mang tính cấm kỵ (xấu, dơ
nhớp) nên có thể vẫn giữ nguyên trạng qua thời gian. Ví dụ, (Lý)
Thường Kiệt có thể mang tên trong cung đình là “thằng Cặt/thằng Cu”
cùng với tên “thằng Cứt” (xem sau). Tuy nhiên với một hai chút ghi