CHUYỆN PHIẾM SỬ HỌC - Trang 8

chép còn sót lại đó, ta cũng có dịp để nghĩ rằng nếu Đại Việt sử kỷ
(ĐVSK) của Lê Văn Hưu hay các thực lục của Đinh, Lê còn nguyên
vẹn chắc sẽ cung cấp cho ta những cung cách xử trí tuy thô lỗ nhưng
rất sát thực với đời sống hằng ngày của người xưa như thế.

GIỐNG ĐỰC VÀ GIỐNG CÁI TRÊN TRIỀU ĐÌNH

Trên tột đỉnh quyền bính của nước Việt chỉ có một người đàn bà

được sử ta cho là đã xưng “vương”: Trưng Trắc. “Vua nước/dân Việt”
đó (Việt điện u linh tập, 1329) lại chỉ được vua Trần phong là “phu
nhân” chỉ vì các ông không công nhận có vua đàn bà. Trước Trần có
một cô bé (Chiêu Thánh) làm kẻ lót đường cho dòng họ nhưng cũng bị
né tránh chữ “vương”, chỉ được gọi là Chiêu Hoàng. Chúng ta người
đời nay vẫn không thể tranh luận được gì nhiều hơn. Chúng tôi từng
nhắc đến các dấu vết rất nhiều trong thời có sử về vai trò nổi bật của
người phụ nữ Việt nắm giữ giềng mối truyền thống. Tuy nhiên lại
cũng biết rằng việc cầm quyền thật sự là của người đàn ông thuộc
dòng nữ chứ không phải là đàn bà. Mức độ phân chia uy thế, quyền
lực giữa hai người đại diện giới tính này trên thực tế thời đại, cũng còn
là điều phải phân vân.

Từ uy lực của truyền thống chuyển qua sức mạnh của giới tính

Chính vì nhận ra sự níu kéo của truyền thống nói trên mà chúng

ta không lấy làm lạ như các sử quan nho thần về việc các ông vua
Đinh, Lê và vài ông vua Lý đã lập nhiều hoàng hậu. “Hoàng hậu” chỉ
là một cách gọi thuận tiện cho sử quan khi phải nói về vợ các ông vua
.
Đúng, đó chỉ là vợ các ông Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Công Uẩn...,
giản dị có thế mà thôi. Tuy nhiên vẫn có điều nói thêm về các bà vợ
này, những người được sử sách phô bày với vai trò khuất lấp nhưng
không che giấu hết sự thật bên dưới các danh hiệu vương giả vay
mượn của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.