Người đàn ông nói tiếp:
- Theo nguyên tắc, tất cả mọi người đều phải có một chiếc xe. Bố mày có
một chiếc xe không?
Người đàn bà đứng bên phía tay trái người đàn ông bèn nói:
- Ông thì chỉ được cái “trọng nam khinh nữ”. Vì sao ông không hỏi mẹ
nó có một chiếc xe không? Tại nước chúng ta đàn bà cũng có quyền lái xe,
ông biết chứ. Người ta không phải ở A-Rập Xao-ô-đi (Arabie Saoudite).
Liza bắt đầu giải thích rằng nhà em không có xe - chiếc xe của Bruno
không kể - và sắp nói thêm em không có bố, thì vừa lúc ấy tiếng còi xe
vang lên ở đầu kia đường hầm. Luôn luôn xe lửa phải kéo còi trước khi vào
đường hầm cũng như khi ra khỏi đường hầm. Chỉ có một đường ray cho cả
hai chiều và có lẽ người ta sợ một chuyến xe lửa khác chạy ngược chiều
đụng nhau trong bóng tối. Từ đây về sau, loại nguy hiểm ấy không còn phải
sợ nữa.
Người đàn ông lại nói:
- Chiếc xe lửa chót. Chiếc xe lửa chót khốn khiếp!
Khi xe lửa ra khỏi đường hầm, một số người cất tiếng hoan hô. Rồi trước
cặp mắt hoài nghi của Liza, bốn người cầm tấm biểu ngữ ở phía bên kia và
ba người nữa cầm ba tấm biểu bắt đầu bước lên đường ray xe lửa. Cả bảy
người, bốn đàn ông và ba đàn bà, đứng chận ngang tuyến đường trên đoạn
xe lửa đang chạy tới gần. Họ phất biểu ngữ và các tấm biển trên tay. Bây
giờ người ta thấy xe lửa từ xa đang chạy tới. Và nếu xe lửa không ngừng
lại? Và nếu nó cứ tiếp tục chạy tới, cán nát những người kia dưới bánh sắt
như Liza đã thấy trong một phim truyền hình “Về Miền Tây hoang dã” bên