uống cũng là một vấn đề bực mình. Khi ở nhà, anh nấu rất nhiều món ngon
cho tôi nhưng sau khi anh đi, ngày nào tôi cũng ra ngoài ăn. Và phần lớn đồ
ăn ở ngoài đều không hợp khẩu vị.
Ở nhà một mình quá buồn, tôi thường gọi điện cho chồng lúc nửa đêm, kể
cho anh nỗi khổ của mình. Thường kể rồi khóc, giống như một đứa trẻ oan
ức. Hồi đầu nghe vậy, anh cũng rất buồn, an ủi tôi rất dịu dàng, nói nhiều
lời xin lỗi. Cũng thường nói nếu làm xong việc sớm sẽ về Bắc Kinh ngay.
Nhưng phần lớn lời hứa này đều không thực hiện được. Anh thường gọi lại
thông báo công việc có một số biến động, phải ở thêm vài ngày. Tôi cứ mất
hy vọng hết lần này tới lần khác.
Sau đó anh bắt đầu chán ngán việc tôi không ngừng gọi điện. Anh cứ viện
cớ đang họp hoặc đang đi ăn cơm với khách hàng quan trọng để từ chối
nghe điện thoại của tôi. Phụ nữ những lúc đó thật ấm ức. Nhưng anh ngày
càng mất kiên nhẫn nghe tôi kể tội. Thậm chí có lúc còn sẵng giọng trong
điện thoại rằng tôi không quan tâm tới anh, không hiểu được cái khó của
anh.
Không, tôi hiểu chứ. Nhưng anh có nghĩ tới cảm giác của một người đàn bà
cô quạnh một mình ờ nhà khổ sở thế nào không. Có lúc vào những chiều
tối, tôi đi dạo một mình, nhìn thấy từng đôi thanh niên ríu rít trò chuyện đi
qua, nhìn thấy cảnh vợ chồng nhà khác tay trong tay âu yếm, lòng tôi lại
trào lên niềm chua xót. Tôi ghen tị những phụ nữ luôn có chồng bên cạnh
bầu bạn. Tuy những người đàn ông này không thể so được với chồng tôi về
ngoại hình, về phong cách nhưng dù sao người ta vẫn có một gia đình hoàn
chỉnh.
Còn tôi thì sao? Chồng luôn đi vắng, lại không có con. Sau khi tan sở, tôi
luôn một mình quay về căn nhà trống rỗng với tinh thần sụt giảm thảm hại.
Buổi tối ngoài xem ti vi, không biết làm gì nữa. Có lúc cũng muốn gọi điện
cho bạn thời đại học trò chuyện, nhưng ai nấy đều có gia đình riêng rồi, ai