CÔ BẠN GÁI NHÚT NHÁT CỦA TÔI - Trang 86

nhiều chuyện, từ khi tốt nghiệp cấp ba đến bây giờ, anh lúc nào cũng bận
rộn.

Ông ngoại của Nhan Kha từng là thị trưởng của thành phố anh ở, nhưng

đến đời bố mẹ anh, dần dần từ chỗ dựa vào quan hệ của bố mẹ, anh đã tự đi
trên chính đôi chân của mình, tự lập nghiệp. Còn ông ngoại của anh từ “Thị
trưởng” đã trở thành “Bố vợ của Nhan Tịnh Minh”. Còn Nhan Kha từ bé
đến lớn luôn bị mọi người ngầm biết: “Đây là con trai của Nhan tiên sinh”.

Hồi anh còn bé cũng từng rất vênh váo. Hồi lớp 1 có lần anh đánh nhau

với bạn, người bạn kia lại là một đứa nhát gan, đánh thua thì khóc khóc
mếu mếu nói: “Về nhà tớ mách bố, bảo bố tớ đến đánh cậu!”.

Nhan Kha còn bé nên chưa hiểu chuyện, vốn từ anh thu lượm được hoàn

toàn từ phim truyền hình và quảng cáo, chỉ hiểu lơ mơ số từ ngữ ấy. Không
hiểu sao anh liền mở miệng nói: “Mách bố thì có ích gì? Bố cậu không phải
là đồ con buôn thối tha sao?”.

Đã “đồ con buôn” lại còn “thối tha” … Vào thời bấy giờ, dường như mọi

người chưa kịp thoát khỏi lối mòn tư duy kinh tế kế hoạch hóa, vẫn giữ thái
độ cảnh giác và coi thường tiểu thương và hộ kinh doanh cá thể. Trẻ con
không hiểu những thứ sâu xa như vậy nhưng hay nghe người khác nói
chuyện với nhau nên cũng có chút khái niệm giai cấp. Ví dụ như bé Nhan
Kha biết đồ dùng học tập của mình đắt hơn của bạn khác, riêng cái cặp sách
của mình đã bằng tiền lương cả tháng của bố mẹ các bạn.

“Người khác không có thì mình phải có” – Đó chính là mục tiêu đầu tiên

trên con đường tìm địa vị cho mình của những bạn nhỏ còn chưa hiểu
chuyện ấy.

Không may, vụ đánh nhau ấy đã đến tai cô giáo, đồng thời được báo cho

phụ huynh của bạn nhỏ Nhan Kha.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.