đều phải luôn được bôi nước sơn. Lấy sừng hươu nghiền nát thành bột phấn
làm mồi cho nước sơn, khuấy đều sơn sống thật nhuyễn rồi phết lên thân
cầm. Sau đó đem hong khô rồi mài đều, trải qua vài lần lặp lại trình tự như
vậy cho đến khi lớp sơn đạt độ dày vừa phải mới ngừng. Hơn nữa “Bụi Bát
Bảo” không chỉ dùng mỗi phấn sừng hươu, mà còn hòa thêm các bột phấn
hoàng kim, bạc trắng, ngọc thạch, trân châu, mã não, san hô và xác sò.
Dùng loại nước sơn bụi này để chế tác cầm, màu nước sơn như bầu trời đầy
sao, trong sáng và thuần khiết, âm sắc vang trong như tiếng ngọc. Dây đàn
được dùng bằng tơ tằm, khiến cho tiếng đàn thêm mượt mà, đậm đà phong
cách cổ xưa, thanh nhã.
Trác Dật Phi ôm cầm trong tay, bước thong thả đến vườn Thược Dược
bên cạnh cầu ngồi xuống. Điều phối lại dây cầm, vỗ nhẹ dây cung, khảy thử
vài tiếng âm vang cũng đủ khiến du khách mới thoáng nghe liền biết ngay
là cầm tốt, nức nở khen không ngừng. Hắn vừa định khảy ra một khúc
《
Tiêu Tương Thủy Vân
》thì bỗng nghe thấy phía bên kia hồ có tiếng đàn
ngân. Tiếng đàn chỉ vẻn vẹn một điệu lướt nhẹ như mây bay liễu lướt, vang
động giữa khung trời.
Ngay cả một người am hiểu về cầm như Trác Dật Phi, cũng chưa bao giờ
nghe qua tiếng đàn thánh thót như tiên nhạc như thế. Hắn lập tức ngưng
khảy đàn, không dám tiếp tục múa rìa*. Hắn đứng dậy ngoái người trông về
phía mặt hồ xa xa. Chỉ thấy ở nơi sâu trong hồ, có một chiếc thuyền hình lá
nhỏ lướt nhẹ giữa trung tâm. Bên trong có bóng người đang ngồi, đưa lưng
về phía cầu Nhị Thập Tứ.
*Múa rìa qua mắt thợ
Tiếng đàn du dương nhưng lặng lẽ, tựa như giọng nói ngọt ngào thủ thỉ
bên tai, đến cả dây cầm cũng thành hoài niệm. Trong đêm trăng sáng, một
khúc nhạc như âm thanh thiên nhiên dấy lên. Du khách trên cầu Nhị Thập
Tứ đều cảm thấy tâm hồn sảng khoái, như si như say, quên vật quên người.