vương vãi khắp kho. Chính ở đó tôi gặp Kosman, tay người Alsace. Trước
đây khi tự do anh ta làm phóng viên thường trú cho Reuter ở Clermont-
Ferrant. Anh ta cũng đang kích động đến mất trí, bảo tôi: "Nếu cậu về được
trước thì nhớ viết thư cho thị trưởng Metz là tôi đang về nhé.”
Kosman khá nổi tiếng trong giới Prominent, vì thế sự lạc quan của anh ta
khiến tôi thấy vững tin hơn và tôi dùng nó để tự biện minh cho sự trì trệ của
mình. Tôi giấu giày đi và quay về giường.
Đến khuya tên bác sĩ Hy Lạp lại quay lại, đeo túi trên tay và một túi ngủ
dùng khi đi núi. Hắn vứt lên giường tôi một cuốn tiểu thuyết Pháp: "Cầm
lấy, đọc đi, anh chàng Ý. Cậu sẽ trả cho tôi khi nào gặp lại nhau nhé." Cho
đến hôm nay tôi vẫn căm thù cái câu nói đó của hắn. Hắn biết rõ chúng tôi
đã bị két án.
C uối cùng thì Alberto bất chấp điều cấm đến chào tôi qua cửa sổ. Cậu ấy đã
là một phần không tách rời của tôi, chúng tôi được coi là "bọn hai tên Ý",
thậm chí những bạn tù nước ngoài còn nhầm tên chúng tôi với nhau. Chúng
tôi ngủ chung giường từ sáu tháng nay, và chia sẻ từng gam thức ăn xoay xở
được thêm. Cậu ấy thì đã bị tinh hồng nhiệt từ nhỏ rồi nên bây giờ không bị
lây từ tôi. Và thế nên cậu ấy sẽ đi, còn tôi ở lại. Chúng tôi chào nhau, không
cần phải nói gì nhiều, chúng tôi đã nói cho nhau mọi chuyện của mình
không biết bao nhiêu lần. Chúng tôi không tin sẽ phải xa nhau lâu. Alberto
kiếm được một đôi giày da to, còn khá tốt. Cậu ấy thuộc cái loại bao giờ
cũng kiếm ra được thứ mình cần.
Cậu ấy cũng vui vẻ và tin tưởng như tất cả như những người sẽ lên đường.
Điều ấy hoàn toàn hiểu được: một chuyện mới mẻ, vĩ đại đang xảy ra: chúng
tôi cảm nhận được quanh mình một sức mạnh mới không phải của bọn Đức,
cảm nhận được cái thế giới đáng nguyền rủa quanh chúng tôi đang vỡ vụn
thành từng mảnh. Hay ít nhất đó cũng là điều mà những người còn khỏe
mạnh cảm thấy, vì dù mệt mỏi và đói khát đến đâu họ vẫn đang có thể đi lại
được. Nhưng còn chúng tôi, những kẻ quá yếu, không quần áo, không giày