thì lại suy nghĩ cảm nhận theo cách khác, rằng từ ngày mai trong tam trí
chúng tôi sẽ chỉ còn cái cảm giác tê liệt rằng mình hoàn toàn bất lực trong
bàn tay số phận.
Tất cả những người còn khỏe mạnh đã ra đi vào cái đêm ngày 18 tháng
Giêng năm 1945 ấy (chỉ trừ vài người được khuyên nhủ đến phút cuối cùng
đa cởi đồ trốn vào một buồng trạm xá). Bọn họ có tất cả khoảng hai mươi
nghìn người đến từ nhiều trại khác nhau. Hầu như tất cả đã bỏ mạng trong
chuyến đi bộ sơ tán: Alberto cũng nằm trong số ấy. Ai đó sẽ viết lại câu
chuyện của họ.
Còn lại chúng tôi trong cái ổ của mình, đơn độc với cơn bệnh, và sự trì trệ
còn lớn hơn cả nỗi sợ hãi.
Toàn Ka-Be có khoảng tám trăm bệnh nhân. Trong phòng chúng tôi giờ còn
lại mười một người, mỗi người một giường trừ Arthur và Charles nằm cùng
nhau, cỗ máy khổng lồ của Lager đã tắt nhịp, và mười ngày sống bên lề thế
giới và thời gian của chúng tôi bắt đầu.
18 tháng Giêng. Trong cái đêm đi sơ tán bếp của trại vẫn hoạt động, và
sáng hôm sau trạm xá phát xúp lần cuối cùng. Trạm phát điện cho máy sưởi
bị bỏ trống, trong các lán vẫn còn lưu lại chút hơi ấm nhưng mỗi giờ trôi qua
nhiệt độ lại giảm thêm xuống và có thể thấy rằng chẳng mấy chốc chúng tôi
sẽ bị lạnh. Ngoài trời dễ phải tới âm 20 độ trong khi phần lớn các bệnh nhân
chẳng có quần áo gì ngoài cái sơ mi, nhiều người thậm chí sơ mi cũng
không có.
Không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra với chúng tôi. Một vài tên SS ở lại, vài
tháp canh vẫn hoạt động.
Đến khoảng giữa trưa một tên sĩ quan SS đi một vòng quanh các lán. Hắn
chọn ra trong bọn không phải Do Thái một người phụ trách cho mỗi lán, và
ra lệnh lập ngay một danh sách bệnh nhân, chia thành Do Thái và không Do
Thái. Mọi việc thật quá rõ rằng. Không ai ngạc nhiên thấy đến tận phút cuối