hỏng. Chúng tôi xin anh ta hỏi xem chúng tôi phải chờ cái gì, còn phải ở
đây bao lâu nữa, vợ chúng tôi, mọi chuyện: nhưng anh ta chỉ nói không, anh
ta không muốn hỏi. Cái anh Flesch này phải miễn cưỡng mà dịch ra tiếng Ý
những câu tiếng Đức lạnh lùng, và từ chối không dịch những câu hỏi của
chúng tôi vì anh ta biêt chỉ vô ích. Anh ta là một người Đức Do Thái khoảng
năm mươi tuổi, trên mặt có một vết sẹo lớn lưu lại từ một vết thương trong
trận đánh với người Ý trên sông Piave
. Anh ta lầm lì, ít nói nhưng theo bản
năng tôi thấy kính trọng anh ta, vì tôi cảm nhận được rằng anh đã bắt đầu
đau khổ trước cả chúng tôi.
Tên Đức đi ra, chúng tôi vẫn im lặng, mặc dù hơi hổ thẹn vì sự im lặng của
minh. Trời vẫn đang đêm, chúng tôi tự hỏi liệu có bao giờ trời sáng không.
Rồi cửa lại mở ra, một người mặc quần áo sọc vào. Anh ta trông khác những
người kia, già hơn, đeo kính, khuôn mặt trông có học và nhỏ con hơn nhiều.
Anh ta nói với chúng tôi bằng tiếng Ý.
Giờ thì chúng tôi đã quá mệt không thể ngạc nhiên nổi nữa. Có vẻ như
chúng tôi đang chứng kiến một vở kịch điên rồ, loại kịch nơi những mụ phù
thủy, Chúa thánh thần và quỷ dữ hiện lên trên sân khấu. Anh ta nói tiếng Ý
khá tệ, đặc giọng nước ngoài. Anh ta nói dài, lịch sự và có gắng trả lời hết
các câu hỏi của chúng tôi.
Chúng tôi đang ở Monowitz, gần Auschwitz, vùng thượng Silesia: một vùng
có cả dân Đức và Ba Lan. Trại này là một trại lao động, tiếng Đức gọi là
Arbeitslager; tất cả tù binh (có khoảng một vạn) làm việc cho một nhà máy
cao su tên là Buna, thế nên trại này cũng tên là Buna.
Chúng tôi có được nhận lại quần áo và giày không, không, không nhận lại
đồ của mình; giày khác, quần áo khác, giống như của anh ta. Giờ chúng tôi
phải ở trần vì phải đợi tắm và tẩy trùng, sẽ làm ngay sau còi báo thức, vì
không được vào trại khi chưa tẩy trùng.