Hãy tưởng tượng một con người bị tước đoạt không chỉ những người thân
yêu nhất mà cả căn nhà, các thói quen, quần áo của anh ta, tất cả, thực sự là
sự là tất cả những gì anh ta có: anh ta sẽ thành một con người trống rỗng, chỉ
còn biết đau đớn và cảm nhận những nhu cầu tầm thường nhất, quên läng
phẩm giá và sự kiên cường, mà người đã mất tất thì rồi cũng sẽ dễ dàng
đánh mất bản thân mình. Sẽ thành một người mà cuộc sống hay cái chết sẽ
được quyết định một cách hời hợt, thiếu đi những quan hệ thân thuộc giữa
con người với con người, trong trường hẹyp may mắn nhất cũng chỉ dựa vào
sự phán xét thực dụng. Chính ở chỗ này người ta hiểu được nghĩa kép của từ
"trại hủy diệt", và chúng tôi đã hiểu rõ ràng ý nghĩa của cái câu "rơi xuống
đáy”.
Häftling: tôi học được rằng mình là một Häftling. Tên của tôi là 174517;
chúng tôi đã được đặt tên lại, và chừng nào còn sống thì chúng tôi sẽ còn
mang trên cánh tay trái cái hình xăm đó.
Việc xăm số diễn ra cực kỳ nhanh và chỉ hơi đau: họ xép chúng tôi tất cả
thành một hàng, theo thứ tự vần chữ cái. Lần lượt từng người đi qua chỗ một
nhân viên thành thục dùng một cái kim chích mũi cực ngắn. Có vẻ như đây
là sự bắt đầu theo đúng nghĩa: chỉ khi "trình số" mới được nhận bánh mì và
xúp. Phải mất nhiều ngày và chịu không ít những cái tát và cú đấm chúng tôi
mới làm quen được với việc chìa số của mình ra đủ nhanh để không làm lộn
xộn việc phân phát thức ăn hằng ngày. Và phải mất hàng tuần, hàng tháng để
học được cách nghe số ấy bằng tiếng Đức. Rất nhiều ngày sau đó, khi thói
quen của thời tự do khiến tôi giơ cổ tay chỗ đeo đồng hồ lên để xem giờ thì
mỉa mai chỉ thấy cái tên mới của mình, con số được xăm hằn màu chàm
dưới da.
Phải rất lâu sau, một vài người trong chúng tôi mới từ từ hiểu ra vài điều
về thứ tự tang tóc trong những con số ở Auschwitz, mà bên trong chứa cả
một hình ảnh thu nhỏ những chặng đường hủy diệt dân tộc Do Thái ở châu
Âu. Với những người cũ ở trại, con số này nói lên tất cả: thời gian đến trại,
thuộc khu nào, và sau đó là quốc tịch. Mọi người đều nể nang những con số