Khi tiếng nhạc ấy vang lên, chúng tồi biết rằng những người bạn tù của
mình đang đi đều như những người máy trong sương mù ngoài kia, linh hồn
đã chết chỉ có tiếng nhạc thay cho ý chí, đẩy họ đi, như gió đây những chiếc
lá khô. Không còn ý chí nữa: mỗi nhịp trống trở thành một bước chân, một
sự co kéo các cơ. Bọn Đức đã làm được việc đó. Cả mười nghìn tù, tất cả chỉ
là một cỗ máy xám xịt; hoàn toàn bị chi phối, không nghĩ ngợi cũng không
mong muốn gì, chỉ bước đi.
Bọn SS không bao giờ vắng mặt khi tù ra khỏi và quay về trại. Ai có thể
ngăn bọn chúng theo dõi điệu múa mà chúng muốn, điệu nhảy của những
con người đã chết, đội này nối tiếp đội kia, ra khỏi sương mù để lại chui vào
sương mù? Liệu có cái gì thể hiện chiến thắng của bọn chúng rõ rệt hơn?
Những người ở Ka-Be cũng biết lúc ra khỏi và quay về trại, biết cái lực thôi
miên của nhịp điệu bất tận bóp chết suy nghĩ và xoa nhẹ đau đớn ấy; họ đã
thử và họ sẽ còn thử. Nhưng phải ra khỏi cái trạng thái đó, nghe tiếng nhạc
ấy từ ngoài, như nghe nó từ Ka-Be hay như bây giờ chúng tôi nghĩ lại sau
khi được giải phóng và hồi sinh, nghe mà không phải theo, không phải chịu
đựng nó thì mới hiểu được nó là gì; để hiểu bọn Đức đã nghiền ngẫm thế
nào để sinh ra cái nghi thức quái vật ấy và vì sao cho đến tận hôm nay, hễ ký
ức đưa lại bản nào trong số những bản nhạc vô tội ấy là máu chúng tôi
nghẽn lại trong huyết mạch, và chúng tôi hiểu rằng trở về được từ
Auschwitz không phải là phúc nhỏ.
Tôi có hai bạn tù ở gần giường. Họ nằm sát sườn cả ngày lẫn đêm, da áp sát
da, bắt chéo nhau như hai con cá trong hoàng đạo, chân người này sát với
đầu người kia.
Một người là Walter Bonn, một thường dân Hà Lan khá có văn hóa. Khi
thấy tôi không có gì cắt bánh mì anh ta đã cho mượn con dao, sau đó chào
bán cho tỏi lấy nửa suất bánh mì. Tôi mặc cả, trả giá thấp hơn, nghĩ thể nào
chả mượn được ai trong Ka- Be này trong khi ở bên ngoài dao chỉ đáng giá
một phân ba suất bánh. Không vì thế mà Walter kém lịch sự, đến trưa khi ăn