phật-lăng. Nên tôi cúp bớt món cà phê trong hai tuần, tôi có thể
điều chỉnh được các món chi tiêu khác cho đến cuối tháng.
Tôi biên thư cho bà biết là tôi có thể gặp bà tại khách sạn
Foyot vào lúc 12 giờ rưởi ngày thứ năm. Bà ta không trẻ trung
như tôi hy vọng và có cái hình dáng đồ sộ hơn là quyến rũ. Bà
vào trạc tứ tuần (một cái tuổi đẹp, nhưng không gây được sự
đam mê đột ngột và tai hại khi mới gặp lần đầu tiên), bà cho tôi
cái ấn tượng là bà có nhiều răng hơn người thường (những
chiếc răng thực trắng, lớn và đều đặn). Bà nói chuyện như sanh
như sứa, nhưng bởi vì bà đem tôi ra làm đề tài nên tôi sẵn lòng
nghe bà nói một cách chăm chỉ.
Tôi hoảng hồn khi đọc thấy giá tiền các món ăn trên tấm thực
đơn, vì nó quá cao, so với dự tính của tôi. Nhưng bà ta làm cho
tôi vững tâm với câu nói:
— Tôi chẳng bao giờ ăn gì nhiều trong bữa ăn trưa.
— Ồ, bà đừng nói thế! - Tôi trả lời, tỏ ra rất hào phóng.
— Tôi không bao giờ ăn quá một món ăn. Tôi thấy ngày nay
người ta ăn uống quá nhiều. Cho tôi một con cá nhỏ thôi. Không
biết ở đây họ có cá hồi không.
Tốt! Mùa cá hồi chưa đến và món ấy không thấy có ghi trong
bản thực đơn. Nhưng tôi cũng cứ hỏi người bồi bàn xem sao.
Trời! Có. Người ta mới đem đến một con rất béo. Đây là con cá
hồi đầu mùa mới câu được. Tôi bảo nhà hàng làm cá dọn ngay
cho bà khách của tôi. Người bồi hỏi bà muốn dùng gì trong khi
đợi món cá.
— Không! - Bà trả lời - Tôi không bao giờ dùng quá một món
ăn. Nhưng nếu có ca-vi-a
anh lấy cho tôi một lọ nhỏ. Có thì
tốt, không thì thôi, không quan trọng.
Tim tôi như muốn rụng. Tôi biết món ca-vi-a đắc lắm, tôi
không kham nổi, nhưng tôi không thể nói như thế với bà ta. Tôi