thù, trong ấy có một số ghét tôi vì tôi đã có được một địa vị ở cái
tuổi rất trẻ mà những người thông minh tài trí nhất cũng
không thể có được, vả lại tôi đã quyết định rằng bài diễn văn
của tôi không phải chỉ có giá trị trong giai đoạn mà còn là một
cơ hội để tôi vả vào mồm cái bọn thường hay dèm pha, nói xấu
tôi. Tôi được kích thích bởi cái ý nghĩ cả thế giới sẽ chăm chú
theo dõi từng câu, từng chữ tôi nói ra. Tôi đứng lên. Nếu bác sĩ
có dịp đến Hạ viện, bác sĩ sẽ thấy trong lúc diễn giả đang phát
biểu ý kiến trên diễn đàn thì các dân biểu ở dưới vẫn to nhỏ
chuyện trò, lật giấy sột soạt và trăn qua trở lại các tập tài liệu.
Nhưng khi tôi bắt đầu nói, bốn bề im lặng như tờ. Bỗng tôi sực
nhìn thấy thằng cha Gri ths, thằng cha khoác lác khả ố, dân
biểu miền Welsh ấy, ngồi hàng ghể trước mặt tôi. Hắn lè lưỡi
trêu tôi. Không biết ông đã có nghe bài hát thô bỉ người ta
thường hát ở các hộp đêm “A bicycle made for two” chưa? Bài
hát ấy đã có một dạo rất được thịnh hành. Để tỏ cho thằng
Gri ths thấy tôi khinh bỉ nó đến mức độ nào, tôi cất giọng hát
bài hát ấy. Tôi hát đoạn đầu rất đúng điệu. Sự ngạc nhiêu bao
trùm tất cả và khi tôi hát xong đoạn đầu, ở những hàng ghế đối
lập, những tiếng thét: “Hay, thiệt hay!” vang lên. Tôi đưa tay ra
hiệu bảo họ im lặng và hát tiếp đoạn hai. Tất cả nghị trường đều
im lặng lắng nghe trong một bầu không khí nặng nề. Tôi cảm
thấy bài hát không được hoan nghinh lắm. Lòng tự ái của tôi bị
tổn thương, vì thường ngày tôi có giọng “ba ra tông” hay lắm.
Tôi định hát cho họ thấy tài của tôi. Nhưng khi tôi bắt đầu hát
đoạn ba, thì các dân biểu cất tiếng cười vang, trong giây lát
tiếng cười vang dậy cả nghị trường. Các ông Đại sứ, các khách
ngoại quốc, các bà mệnh phụ các phóng viên báo chí, tất cả đều
cười thét lên, cười sặc sụa, cười lăn cười lóc, trừ các ông Bộ
trưởng trong chính phủ ngồi trên hàng ghế đầu, sau lưng tôi.
Giữa tiếng cười vang dội như sấm sét, không tiền khoảng hậu
ấy, các ông Bộ trưởng ngồi như hóa đá. Tôi liếc nhìn họ và bỗng