— Ông có ảnh của ông ấy không?
— Rất tiếc là không. Từ sau khi tròn 35 tuổi ông ấy không bao
giờ cho phép ai chụp ảnh ông ấy cả. Ông ấy nói rằng muốn thế
hệ sau biết về ông chỉ qua những hình ảnh thời trai trẻ.
Phải thừa nhận rằng tôi đã thấy sự kiêu kỳ này thật là cảm
động. Tôi biết rằng thời trẻ ông rất đẹp và bài thơ mà ông đã viết
khi nhận thấy rằng tuổi trẻ của mình đã vĩnh viễn trôi qua cho
thấy ông đã phải đau đớn đến mức nào khi thấy sức chinh phục
của mình đang dần tàn héo đi.
Nhưng tôi đã từ chối thịnh tình của ông bạn, tôi chỉ cần đọc
lại những bài thơ yêu thích và đi dạo trên những đường phố yên
tĩnh và đầy nắng của Ecija. Bởi vậy tôi đã rất bất bình khi nhận
được một tờ thiệp của con người vĩ đại ấy: Diego Torre đã viết
cho ông ấy báo rằng tôi đến Ecija và ông ấy viết sẽ rất vui lòng
tiếp tôi sáng hôm sau vào lúc mười một giờ. Trong hoàn cảnh ấy
tôi chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc đến nhà Don Calisto
vào giờ đã định.
Khách sạn tôi ở trông ra quảng trường La Plaza - rất náo nhiệt
vào buổi sáng mùa xuân này, nhưng sau khi rời khỏi đó rồi thì
tôi lại có cảm giác như đang đi qua một thành phố bỏ không.
Không một bóng người trên những con phố khúc khuỷu trắng
toát, hay nói đúng hơn tôi chỉ nhìn thấy một người phụ nữ, mặc
đồ đen, đang chậm rãi trở về nhà sau buổi lễ. Ở Ecija có rất
nhiều nhà thờ, cứ bước vài bước là người ta lại có thể nhìn thấy
một nhà thờ nhỏ cũ hay một đỉnh tháp chuông đầy tổ cò ở
trong. Thế nhưng ngày xưa Ecija đã từng là một thành phố
quan trọng. Rất nhiều nhà ở đây có cổng lớn với cột đá. Thời ấy
những người giàu có lên nhờ buôn bán với Châu Mỹ – Thế Giới
Mới – tìm về nơi yên tĩnh này để nghỉ ngơi trong những năm
tháng cuối đời. Don Calisto ở một trong số những ngôi nhà ấy.
Ngay từ lúc đứng ngoài cổng đợi người ra mở tôi đã thấy nó rất
đẹp. Vẻ hoành tráng và cổ kính của cánh cổng lớn rất phù hợp