với những gì tôi tưởng tượng về nhà thơ dữ dội này. Tôi nghe
tiếng chuông vọng khắp trong nhà mà chẳng có ai ra mở cửa,
tôi phải nhấn chuông lại lần nữa, rồi lại một lần nữa và cuối
cùng thì cũng có một bà già có ria mép ra hỏi:
— Ông đến có việc gì?
Bà ta có đôi mắt đen rất đẹp nhưng u ám, có lẽ là người quản
gia. Tôi đưa cho bà danh thiếp của mình. Bà mở cổng sắt mời tôi
vào, nói tôi đợi rồi đi lên tầng trên. Đang đi ngoài phố vào, sự
mát mẻ của sân trong rất dễ chịu. Sân rất rộng và khung cảnh
xung quanh hoành tráng, chắc hẳn người đã cho xây dựng nó là
một trong những người đã đi chinh phục Châu Mỹ, nhưng
tường thì đã khá bẩn, lát nền đã bị hỏng nhiều chỗ, đôi chỗ trên
trần lớp trát đã bị bục. Nhìn chung có vẻ là nghèo túng hơn là
thiếu sự chăm sóc. Tôi biết rằng Don Calisto không giầu có. Có
một thời ông kiếm tiền không khó khăn gì nhưng ông không
coi trọng đồng tiền lắm và luôn chi tiêu không tính toán. Chắc
rằng giờ đây ông sống trong thiếu thốn nhưng có lẽ cũng chẳng
để ý đến điều đó. Giữa sân có hai ghế bành lưng ngả bên cạnh
một chiếc bàn, trên đó có một vài tờ báo cũ từ 15 ngày trước. Tôi
tò mò tự hỏi Don Calisto mơ tưởng tới điều gì khi ông ngồi đây
hút thuốc trong những đêm hè nóng bỏng. Giữa các cột trên
tường, có một vài bức tranh Tây Ban Nha tối màu và xa xa là
một vài tấm khắc gỗ đã cũ và bụi bặm được treo lên làm trang
trí. Cạnh một cánh cửa có treo một đôi súng ngắn, tôi lấy làm
thích thú khi nghĩ là chúng đã được sử dụng trong cuộc đấu
súng nổi tiếng nhất trong các cuộc đấu súng của Don Calisto:
ông đã đấu súng và chiến thắng công tước Dos Hermanos vì
tình yêu đối với cô diễn viên múa Pepa Montanez có lẽ giờ đây
đã trở thành một bà già móm mém mặt bự phấn.
Trong khung cảnh ấy, cộng với những kỷ niệm đang ùa về
trong tôi hợp với nhà thơ lãng mạn này đến nỗi cái hồn của
khung cảnh đã chinh phục tôi. Sự túng bấn thanh cao này cũng