mời, họ cũng không làm sao đến nông trại được, vì đã có lịnh
cấm không cho họ đi ra khỏi thị trấn. Khi cơn sốt hạ, Annete
vẫn còn ốm không sao dậy được, và khi khỏi bịnh người nàng
ốm xanh xao trông thực tội nghiệp. Sự khích động thực khủng
khiếp! Một tháng qua, rồi thêm một tháng qua nữa, nàng không
cảm thấy có gì khác, nên không để ý. Nàng thường vẫn có kinh
nguyệt không đều. Chính bà Périer là người trước tiên lo ngại có
điều không ổn, nên đã gặn hỏi Annette, cả hai mẹ con đều sợ
hãi, nhưng chưa thấy có gì chắc chắn, và họ cũng không cho
ông Périer biết. Qua tháng thứ ba, họ không thể nghi ngờ gì nữa.
Annette đã có thai!
Gia đình họ có một chiếc xe xi-trô-en cũ mà trước chiến
tranh, bà Périer mỗi tuần hai lần, chở nông sản lên chợ Soissons
bán, nhưng từ khi Đức chiếm đóng, họ không có gì để bán cho
xứng đáng một vòng xe. Mà xăng thì gần như không thể kiếm
ra. Nhưng lần này họ phải dùng đến nó để đi lên thị trấn.
Những xe hơi họ gặp toàn là xe nhà binh. Lính Đức đi cà rởn
lòng dòng đến chỗ này chỗ nọ. Trên các đường phố, đầy những
phù hiệu Đức. Trước các công thự, những bản Tuyên ngôn, bố
cáo viết bằng tiếng Pháp, và ở phía dưới là chữ ký của vị sĩ quan
chỉ huy Đức. Nhiều tiệm đóng cửa. Họ đến phòng mạch của một
bác sĩ già họ quen biết. Bác sĩ xác nhận những điều mà họ nghi
ngờ. Nhưng ông ta là một tín đồ Công giáo thuần thành nên
không thể giúp họ phá thai. Thấy họ khóc lóc van nài, ông nhún
vai:
— Cảnh ngộ của các bà đâu phải là một trường hợp riêng lẻ. Il
faut sou rir!
Họ cũng quen biết với vị bác sĩ thứ hai và họ đến tìm ông ta.
Họ bấm chuông, nhưng hồi lâu không có ai trả lời. Cuối cùng
cánh cửa mở, một người đàn bà vận đồ đen, vẻ mặt buồn bã
hiện ra. Nhưng khi họ bảo muốn gặp bác sĩ thì bà ta bật lên