thần kinh căng thẳng như sắp đứt. Những lúc ý chết vươn lên,
thì những quyền lợi nhỏ nhặt hàng ngày, những ghen ghét ti
tiện, những buồn lo vụn vặt trở thành vô nghĩa; lòng thương
kính và sự sợ hãi làm cho con tim bỗng chốc như ngừng dập, và
sự khủng khiếp về cái chết ngự trị trên tất cả, như sự im lặng
bất thường bao trùm cả một khu rừng nhiệt đới trước cơn bão
tố.
Ít lâu sau khi Ashenden đến bệnh viện này, một thanh niên
khoảng 20 tuổi cũng đến đây điều trị. Hắn ta là một thiếu úy
Hải quân, và mắc cái chứng bệnh thường được gọi là “bệnh lao
phi nước đại”. Hắn cao lớn, đẹp trai, tóc quăn màu nâu, hai mắt
xanh biết và nụ cười rất hiền lành. Ashenden gặp hắn vài ba lần
nằm sưởi nắng ở trên sân thượng và bầu bạn với hắn suốt ngày.
Hắn là một chàng trai vui tính, thích nói chuyện về trình diễn
ca nhạc, về tài tử chiếu bóng, tìm đọc trong báo những kết quả
của các trận túc cầu và tin tức về quyền thuật. Thế rồi ít lâu sau,
hắn không rời khỏi giường bệnh và Ashenden không gặp hắn
lại lần nào nữa. Thế rồi thân nhân được mời đến, và khoảng hai
tháng sau, hắn chết. Chết không một lời kêu than. Như một con
thú, hắn hiểu biết một cách mơ hồ những gì xảy đến cho hắn.
Một không khí ngột ngạt bao trùm bệnh viện, một sự ngột ngạt
khó chịu như ở nhà lao khi có một phạm nhân bị hành quyết.
Nhưng vài hôm sau, như tuân theo mệnh lệnh của trực giác bảo
tồn sự sống, và với sự đồng tình ngấm ngầm của mọi người,
thằng nhỏ bị bỏ rơi vào quên lãng. Và cuộc sống, với ba bữa ăn
mỗi ngày, với những trận đánh golf trên sân thâu hẹp, với
những môn thể dục, những giờ nghỉ ngơi, với những cuộc cãi vã
và ganh tị, những hờn dỗi vì sự ngồi lê đôi mách, cuộc sống với
bao nhiêu thứ ấy lại tiếp diễn như cũ. Ông Camphell tiếp tục kéo
bản nhạc thời trang và bài “Annie Laurie”, và làm ông Leod điên
đầu. Ông Leod tiếp tục khoác lác về tài đánh bài bridge của
mình và tán nhảm về tình trạng sức khỏe và tinh thần của bệnh