— Chúng ta đã gặp nhau mấy năm trước rồi. Tôi đã phỏng vấn anh
trong hội sách Những lữ khách kỳ lạ vào năm 2011.
— Tất nhiên, tôi vẫn còn nhớ, tôi nói dối.
— Vậy là anh đã dừng viết tiểu thuyết để viết tiểu luận sao?
— Trong nhiều mục tin vặt, sự kinh hoàng còn vượt qua cả hư cấu.
— Tôi đồng ý với anh.
Tôi kẹp điện thoại vào hõm vai. Như thế, tôi sẽ rảnh tay để giữ con
trai. Đứng trên ghế, Théo ra sức ngọ nguậy để nhìn theo đoàn xe đang vào
ga trên cầu tàu điện trên không.
— Cô còn nhớ rõ vụ Carlyle không? tôi hỏi Marlène.
— Chuyện đó thì chắc chắn rồi. Nói thật với anh, hồi đó, tôi còn phần
nào tự coi mình là Claire. Chúng tôi có nhiều điểm chung: không biết bố là
ai, cả hai đều được nuôi dưỡng bởi một bà mẹ độc thân, gốc gác bình dân,
coi học hành như một cách để thăng tiến trong xã hội… Cô ấy có chút
giống như em gái người Mỹ của tôi vậy.
— Cô chắc chắn Claire không biết bố mình là ai sao?
— Theo tôi, kể cả mẹ của Claire cũng không biết ai đã làm bà ấy
mang thai.
— Cô chắc chứ?
Tôi nghe thấy tiếng thở dài ở đầu dây bên kia.
— Gần như là thế. Dù sao, đó cũng chính là điều bà Joyce Carlyle đã
nói với tôi khi tôi hỏi bà ấy về chuyện này. Đó là khi bà ấy đến Pháp hai
tuần sau khi Claire bị bắt cóc, vào thời điểm cuộc điều tra bị sa lầy. Tôi
không viết chuyện này trong bài báo, nhưng tôi được biết rằng trước khi
con gái ra đời, Joyce đã trải qua nhiều năm sa lầy. Cocain, heroin, ma túy
đá: bà ấy đã dính vào đủ thứ. Trong hai hoặc ba năm, vào cuối những năm
1980, bà ấy còn liên tục đi khách với giá 10 đô một lượt để có tiền mua
cocain.
Tiết lộ này khiến tôi buồn nôn. Do dự một lát, tôi cưỡng lại được ý
muốn nói ra với người ở đầu dây bên kia là mình đang trên đường tới New
York. Marlène Delatour là một phóng viên giỏi. Nếu cảm thấy tôi dấn sâu
vào vụ này đến thế, chắc chắn cô ấy sẽ đánh hơi thấy tiềm năng có được