sống bằng ngòi bút.
Mỗi sáng, khi ngồi vào bàn làm việc, tôi biết rằng mình có được may
mắn là nhiều người trên khắp thế giới đang chờ đợi cuốn tiểu thuyết mình
sắp cho ra đời.
Nhưng cái vòng tròn kỳ diệu của thành công và sáng tạo đó đã bị ngắt
quãng cách đây ba năm vì một người phụ nữ. Trong chuyến đi quảng bá
sách ở Luân Đôn, trợ lý báo chí đã giới thiệu với tôi Natalie Curtis, một nhà
khoa học nữ trẻ tuổi người Anh tài năng cả trong ngành sinh học lẫn trong
kinh doanh. Cô là người hùn vốn vào một công ty khỏi nghiệp trong lĩnh
vực y học đã chế tạo ra kính áp tròng “thông minh” có thể phát hiện nhiều
căn bệnh khác nhau dựa trên tỷ lệ glucose trong thủy dịch.
Natalie làm việc mười tám giờ mỗi ngày. Với sự hoạt bát khiến người
khác phải bối rối, cô thoải mái xoay xở giữa việc lập trình phần mềm, giám
sát các thử nghiệm lâm sàng, lập business plansa
chuyển qua nhiều múi giờ đưa cô đến khắp năm châu để trình bày báo cáo
với các nhà đầu tư xa xôi.
Chúng tôi vận động trong hai thế giới khác nhau. Tôi là người đàn ông
ưa sách vở; cô là người phụ nữ của công nghệ. Tôi kiếm sống bằng việc
sáng tác ra những câu chuyện; cô kiếm sống bằng cách sáng chế ra những
bộ vi xử lý chỉ nhỏ bằng sợi tóc của một em bé sơ sinh. Tôi là kiểu anh
chàng học tiếng Hy Lạp ở trường trung học, yêu thơ Aragon và viết thư
tình bằng bút mực. Cô là kiểu cô nàng siêu kết nối cảm thấy thoải mái trong
thế giới lạnh lẽo và không biên giới của các trạm trung chuyển sân bay
chẳng khác nào như đang ở nhà mình.
Dù sau này khi đã có thời gian để nhìn lại mọi việc và suy ngẫm, tôi
vẫn không hiểu điều gì đẩy chúng tôi lại với nhau. Tại sao, đúng vào thời
điểm đó trong cuộc đời, chúng tôi lại thuyết phục được bản thân rằng câu
chuyện tình vô lý của chúng tôi có thể có tương lai?
“Con người thường thích được là những gì không phải là mình”,
Albert Cohen đã viết như vậy. Phải chăng vì thế mà đôi khi ta đem lòng yêu
những người chẳng có điểm gì chung với ta? Có lẽ niềm ham muốn được