còn ai. Tôi cố gắng gọi cho Joyce, nhưng chuông điện thoại reo mãi mà
không ai nhấc máy.
Chết tiệt. Đã xảy ra chuyện gì?
Tôi run lên. Không biết phải làm gì. Đến tận nơi chăng? Không, chưa
được. Đột nhiên, tôi nhận ra là mình không chỉ sợ cho Joyce, mà cho cả
mình nữa. Cảm giác như nguy hiểm rình rập khắp nơi. Tôi biết rõ cảm giác
này. Một linh cảm, loại giác quan thứ sáu thường làm nên sự khác biệt
trong nghề của tôi. Tôi vớ lấy máy tính “của tôi” rồi quay xuống đường
Bowery. Không ở một mình. Sử dụng đám đông làm lá chắn.
Tôi vào quán Starbucks, gọi một cốc cà phê. Tìm một chỗ trong
phòng, bật màn hình máy tính, cắm tai nghe iPod, tôi nghe lại đoạn ghi âm.
Kinh hoàng. Hoảng hốt. Bằng vài thao tác, tôi nén nó lại và chuyển thành
tệp dữ liệu mp3.
Uống một ngụm cà phê macchiato. Trên biên lai mua cà phê, tôi thấy
mã Wi-Fi của tòa nhà. Internet. Hộp thư điện tử. Chết tiệt. Tất nhiên, tôi
vừa mở hộp thư của em trai, và danh bạ địa chỉ liên hệ của tôi không được
lưu trên phần mềm này. Không sao. Ngón tay tôi lướt trên bàn phún. Tôi tải
đoạn băng ghi âm dưới dạng tệp đính kèm, và nhanh như cắt, nhập địa chỉ
của Alan: alan. [email protected].
Thế là xong, email đã được gửi đi. Tôi thở lấy hơi rồi gọi vào điện
thoại di động của Alan. Ba hồi chuông. Làm ơn nhấc máy đi! Hộp thư
thoại. Tôi để lại lời nhắn: “Em vừa gửi cho anh một email, Alan ạ. Hãy
copy lại tệp đính kèm. Anh sẽ không tin được vào tai mình đâu. Gọi lại cho
em nhé. Yêu anh.”
Tôi không thể ở lại đây. Tôi sẽ lấy xe, xe tôi đỗ trong ngõ cụt đằng sau
câu lạc bộ âm nhạc CBGB khi xưa, rồi tôi sẽ lái đến tận Harlem để đích
thân kiểm tra xem đã xảy ra chuyện gì. Tôi lên nhà để lấy chìa khóa. Trong
hành lang, từ xa, tôi nhìn thấy như có một cô bé đang đứng trước cửa nhà
mình. Vóc dáng nhỏ bé, quần jean suôn sẫm màu, áo sơ mi kẻ ca rô hiệu
Vichy, giày Converse màu hồng, ba lô bằng vải thô và áo bu dông Levis ôm
sát người giống như tôi thường mặc khi còn là nữ sinh. Khi cô bé quay lại,
tôi nhận ra đó là một người trưởng thành và trạc tuổi tôi. Khuôn mặt mịn