CÔ GÁI BROOKLYN - Trang 269

Trong thoáng chốc, ông cảm thấy mình lảo đảo, nhưng rồi lại đứng

vững.

— Helen này, chị có còn giữ máy tính của con trai không?

2.

New York
Mặt không biểu lộ cảm xúc, Alan lặng lẽ suy nghĩ.
— Trực tiếp hay gián tiếp, Tad Copeland cũng chính là người đã sát

hại Joyce Carlyle, tôi nhắc lại.

— Thật vô lý, viên tổng biên tập gạt đi. Ta không thể nói ra những

chuyện tày đình như thế mà không có bằng chứng. Như thế là vô trách
nhiệm! Có thể Copeland là đảng viên Cộng hòa, nhưng ông ấy là ứng cử
viên tổng thống tốt nhất kể từ thời Kennedy. Không có chuyện báo của tôi
gây khó khăn cho ông ấy với một câu chuyện mơ hồ như thế này.

Càng tranh luận, tôi càng nhận thấy niềm say mê mơ hồ mà Alan dành

cho nhà chính khách. Copeland là người thuộc thế hệ của Alan, người mà
ông cảm thấy gần gũi hơn về mặt lý tưởng. Lần đầu tiên có một nhân vật
cộng hòa đến được cánh cổng quyền lực mà lại có quan điểm đả kích
những điều thái quá của chủ nghĩa tân tự do, ủng hộ việc kiểm soát vũ khí
và giữ khoảng cách với tôn giáo. Thống đốc bang Pennsylvania đã làm nổ
tung những đường ranh giới trong bối cảnh chính trị của nước Mỹ. Nhờ sự
kết hợp gần như kỳ diệu của các yếu tố, ông ta đã chiến thắng trước tất cả
các nhân vật theo trường phái dân túy trong phe của mình.

Thật lòng mà nói, cả tôi cũng không vô cảm với thuật hùng biện của

ứng cử viên này. Tôi thích nghe ông ta trích dẫn Steinbeck và Mark Twain
trong các bài diễn văn. Trong những cuộc thảo luận ở vòng bầu cử sơ bộ,
tôi đã vui mừng hớn hở khi ông ta gây khó khăn cho Trump và xạc cho Ben
Carlson một bài học. Copeland có một chương trình hành động đầy tham
vọng, ông ta nói những điều thông minh nhạy cảm với tôi: ý chí tiếp tục lâu
dài các quyết định chính trị, quyết tâm trở thành ứng cử viên của tầng lớp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.