CÔ GÁI CUỐI CÙNG CỦA DÒNG HỌ STANFIELD - Trang 209

- II cuore pien di dibolesses, – Titon thở dài.

- Tôi không hiểu.

- Đấy là thổ ngữ ở chỗ tôi, trong tiếng Trevisan, câu đó có nghĩa là thật

bất hạnh vì cô bé đó chất chứa nỗi buồn trong lòng. Nhưng còn anh, anh là
người Mỹ, tại sao anh lại đi chiến đấu xa nhà mình như vậy? – Titon hỏi.

- Tôi cũng không biết nữa, để chống lại ba tôi, tôi nghĩ là thế. Hồi đó,

trong đầu tôi đầy những lý tưởng lãng mạn.

- Vậy thì anh đúng là một thằng ngốc. Chiến tranh chẳng có gì là lãng

mạn hết.

- Cả anh cũng thế, anh cũng đi chiến đấu xa nhà đấy thôi.

- Tôi sinh ra ở đây, ba mẹ tôi đến đây vào năm 1925. Nhưng đối với

người Pháp, tôi vẫn luôn là người ngoại quốc. Họ không quý chúng tôi cho
lắm. Tôi vẫn luôn thấy họ thật kỳ quặc, ba mẹ tôi hôn hít chúng tôi cứ như
thể chúng tôi là những cái bánh mì thơm phức, nhưng người Pháp thì không
bao giờ hôn con họ. Khi còn là trẻ con, tôi cứ tưởng họ không yêu chúng,
nhưng trên thực tế, họ không biết cách thể hiện tình cảm của mình.

- Nếu họ có nhiều nhược điểm đến thế, tại sao anh lại chiến đấu vì họ?

- Tôi chiến đấu với bọn phát xít, dù chúng ở đâu, và nếu một người

khác hỏi anh về lý do khiến anh tham gia chiến tranh, hãy trả lời như thế, sẽ
có lợi cho anh hơn đấy.

Sau khi họ đi được mười kilomet, đám cảnh binh chốt ở một ngã tư

chặn họ lại.

Titon và Robert trình giấy tờ. Như đã thống nhất từ trước, chỉ một mình

Titon lên tiếng. Hai người họ là công nhân và đang đi đến xưởng đạn. Anh
nài nỉ gã hạ sĩ cho họ đi qua, nếu họ đến muộn thì đốc công sẽ trách mắng
họ thậm tệ.

Một gã trong đám cảnh binh lại gần Robert và hỏi có phải anh đã ăn

mất lưỡi rồi không.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.