CÔ GÁI MANG TRÁI TIM ĐÁ - Trang 23

trong khi đang đẩy xích đu cho tôi trên sân chơi. Tôi bay cao vào không
trung, duỗi dài đôi chân về phía mặt trời. Tôi quay trở lại mặt đất, trông chờ
bà sẽ giơ tay ra đón. Thay vào đó, tôi lướt qua thân thể cúi gập của bà. Khi
tôi đu lướt qua bà lần nữa theo quán tính, bà đã khuỵu khuỷu tay xuống.
Rồi bà ngã sấp xuống nền đất của sân chơi. Tôi chạy tới một căn nhà gần đó
gọi người lớn, rồi ngồi trên xà ngang chờ chiếc xe cấp cứu muộn màng. Khi
các nhân viên y tế nâng bà lên, hai cánh tay mập mạp của bà vung qua lại
như những cánh dơi bị vắt kiệt sức sống.

* * *

Từ giây phút nhập viện, tôi đã không còn là con người nữa mà một đồ thị

tính toán bảo hiểm. Sau khi cân tôi, các bác sĩ lôi máy tính ra xét độ bỏng
và tính toán khả năng sống sót. Không nhiều.

Họ làm tất cả những điều này bằng cách nào? Như trong bất kỳ câu

chuyện thần tiên điển hình nào, sẽ luôn luôn có một công thức diệu kỳ, và
trong trường hợp này là Quy tắc Số Chín. Tỷ lệ bỏng được xác định và đánh
dấu trên một đồ thị không khác gì một bản đồ tà thuật trên cơ thể người,
được chia thành từng phần theo bội số của chín. Hai cánh tay “đáng giá”
chín phần trăm diện tích bề mặt của toàn bộ cơ thể; đầu đáng giá chín phần
trăm; mỗi chân đáng mười tám phần trăm; và phần ngực, trước và sau, đáng
giá ba sáu phần trăm. Thế nên mới gọi là Quy tắc Số Chín.

Dĩ nhiên có những yếu tố xem xét khác khi đánh giá một vết bỏng. Tuổi

tác, ví dụ thế. Người già và trẻ nhỏ có rất ít cơ hội sống sót, nhưng nếu
thanh niên sống sót được, họ sẽ có khả năng hồi phục mạnh hơn rất nhiều.
Thế đấy, họ có những lợi thế của mình. Thật tốt. Ta cũng phải xét đến dạng
bỏng: những vết bỏng do chất lỏng sôi; bỏng điện do dây điện hở, hoặc là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.