“Việc đó hơi sớm một chút, anh không nghĩ vậy sao? Dù sao chúng ta
chỉ mới gặp nhau thôi mà.”
“Ông vẫn luôn nói lời châm biếm vớ vẩn trong các điệp vụ à?”
“Đó là một nỗi khổ về văn hóa.”
“Những lời châm biếm vớ vẩn hay là các điệp vụ?”
“Cả hai.”
Keller moi một cái tã giấy từ trong hộp đựng găng tay và làm hết sức
để sửa sai vì y đã tạo lắm vết bẩn trên mặt kính. “Bà ngoại tôi là người Do
Thái,” y nói một cách vô tình ngẫu hứng như thể thừa nhận bà mình rất
ham thích đánh bài vậy.
“Xin chúc mừng.”
“Lại châm biếm vớ vẩn nữa à?”
“Vậy tôi phải nói sao đây?”
“Ông không thấy thú vị khi tổ tiên tôi là người Do Thái à?”
“Theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết người châu Âu đều có họ hàng là
người Do Thái giấu kín ở nơi nào đó trong đống củi.”
“Họ hàng của tôi lại bị giấu ở nơi nhìn thấy rõ ràng.”
“Bà cụ sinh ở đâu?”
“Nước Đức.”
“Bà đã tới Đảo quốc Anh trong khi có chiến tranh à?”
“Ngay trước đấy,” Keller đáp. “Bà đã được một ông chú họ xa không
còn xem mình là người Do Thái đưa vào. Ông ấy cho bà một cái tên Thánh
thích hợp và gửi bà đến nhà thờ. Mẹ tôi không biết mình có một quá khứ
Do Thái cho đến khi bà ngoài ba mươi tuổi.”
“Tôi ghét làm người đưa tin xấu,” Gabriel nói, “nhưng trong sổ của
tôi, anh là người Do Thái.”
“Thành thật mà nói với ông, tôi vẫn luôn cảm thấy mình có một chút
là người Do Thái.”