khuôn mặt anh một nỗi thán phục và tha thiết như vậy, tôi chưa bao giờ
thấy anh như lúc anh đọc tôi nghe sách của những tác giả anh ưa thích, khi
anh cất cao giọng và buộc nó phải ngân vang và sâu sắc một cách lạ
thường, khi anh hạ thấp giọng như khi đang tâm tình trò chuyện. Sự giả tạo
có vẻ đóng kịch và khôi hài không lúc nào rời anh, ngay cả những lúc
nghiêm túc nhất và gây cho người ta suy nghĩ rằng anh luôn luôn sắm một
vai có suy nghĩ và tính toán hiệu quả ngoại lai - sự giả tạo này đã biến mất
tăm mất tích. Mấy lần tôi nhận thấy mắt anh ươn ướt, sau đó anh gập sách
lại và cộc lốc hỏi:
- Hay không?
Thường thì tôi bảo hay mà chẳng rõ lý do, mới lại tôi chẳng biết giải thích
ra sao cả, vì ngay từ đầu tôi đã chẳng có hy vọng hiểu rõ ý nghĩa của cuốn
sách. Nhưng một bận anh hỏi dồn:
- Thế em thử nói anh nghe tại sao em thấy hay nào? Em giải thích anh
nghe.
Sau giây phút lưỡng lự, tôi đáp:
- Thành thực mà nói, em không biết giải thích ra sao, vì em chẳng hiểu gì
cả.
- Thế sao em không nói với anh điều đó từ trước?
- Em chẳng hiểu gì cả, dù sao, cũng gọi là hiểu võ vẽ những gì anh đọc cho
em nghe.
- Thế mà em không bảo anh dừng lại... không bảo trước điều đó.
- Em thấy anh say sưa đọc, nên không muốn làm anh mất hứng... mới lại
em chẳng buồn chút nào cả... nhìn anh đọc cũng thú vị lắm.
Anh nổi cáu và đứng bật dậy:
- Quái thật, dốt đặc cán mai... đồ ngốc, thế mà mình cứ cố cật lực vì cái đồ
ngốc nghếch này...
Anh làm một động tác tựa hồ muốn ném cuốn sách vào tôi, nhưng kìm
được đúng lúc, và tiếp tục chửi rủa tôi vẫn theo đúng tinh thần như vậy. Tôi
cứ để anh nói, sau đó mới lên tiếng nhận xét:
- Anh bảo anh muốn dạy dỗ em, nhưng trước hết cần phải tạo cho em
những điều kiện để em không phải kiếm sống bằng cách như anh đã rõ