CÔ GÁI THỨ BA - Trang 35

nước Anh là một quốc gia... còn khó hiểu đối với tôi.
Bà nhìn quanh mình bằng một cái nhìn mà Poirot đánh giá là thiếu thiện
cảm.
Họ đang ở trong một căn phòng bầy biện tốt nhưng không có vẻ đặc sắc.
Hai bức chân dung to lớn nhìn vào nhau: một người đàn bà với đôi môi
mỏng, bận cái áo buổi tối bằng nhung màu xám và một người đàn ông
khoảng ba mươi tuổi, với cái vẻ kiêm nghị uy nghiêm.
- Tôi nghĩ chắc cô con gái của bà đã buồn khi phải về ở trong vùng quê như
vậy.
- Đúng. Luân Đôn phù hợp với nó hơn. Bà ta ngưng lại và nói thêm một
cách luyến tiếc: Nó không yêu tôi.
- Không thể như thế được! Poirot thốt lên với một vẻ lịch sự đúng kiểu
Pháp.
- Rất không may là như vậy đó. Tôi nghĩ quả thật là khó cho một cô gái
chịu chấp nhận bà mẹ ghẻ của mình.
- Cô con gái của bà có yêu mẹ cô ấy không?
- Tôi nghĩ là có. Nó có tánh nết khó chịu nhưng tôi cho là các cô gái ngày
nay đều như vậy.
Poirot thở dài.
- Các bậc cha mẹ đã có ít sự kiểm soát đối với con cái hơn trước. Ngày xưa
thì không như thế.
- Đúng vậy.
- Người ta do dự khi đề cập tới vấn đề này nhưng tôi phải thú nhận là đã có
ý kiến về cái tật thiếu sự xét đoán của họ trong việc lựa chọn lấy một bạn
trai.
- Norma là nguồn gốc nỗi đau buồn của cha nó, trong vấn đề này, tôi nghĩ
than phiền cũng chẳng ích lợi gì. Giới trẻ phải tự họ rút tỉa ra được các bài
học kinh nghiệm cho mình... Chú Roderick có phòng trên lầu đó.
Bà ta hướng dẫn Poirot ra khỏi căn phòng, nơi mà ông vừa nhìn lại một lần
cuối. Buồn tẻ... không cá tính... ngoại trừ hai bức chân dung. Theo kiểu
cách cái áo của người phụ nữ, các bức chân dung ấy không phải mới đây và
nếu đó là bà Restarick thứ nhất thì ông không có cảm tình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.