Ngày hôm sau, Lâm Phương Văn lại chọn ngồi ở hàng ghế đầu. Anh ta
lấy ra từ ba lô một quyển “Hoa hoa công tử”.
Lâm Phương Văn đọc sách thật sự rất đa dạng. Đầu tiên là xem “Long
Hổ Môn”, sau đó là “Hoa hoa công tử”, thậm chí cả mã kinh[1]. Ngẫu
nhiên, anh ta sẽ nghiêm túc xem “Hào Ngoại”[2]. Nói chung, chưa từng
thấy anh ta đọc sách cần phải đọc trên lớp.
[1] Mã kinh: là danh từ ghép phức tạp xuất hiện ở Hồng Kông, công
dụng chủ yếu của nó là cung cấp tin tức đua ngựa, bao gồm trạng thái ngựa,
vị trí xuất phát trong trận đấu, thông tin kỵ sỹ, tỷ số cá cược, cùng một số
lời khuyên được cung cấp bởi các tay đua ngựa và các nhà bình luận khác
v.v.
[2] Hào Ngoại: là tạp chí ra đời năm 1976 ở Hồng Kông, là nguyệt san
dẫn đầu trào lưu thành thị đứng vững qua một phần tư thế kỷ.
Có mấy bạn nam qua lại với anh ta. Họ nói anh ta đến từ một ngôi
trường không ai biết đến ở Du Ma Địa[3]. Anh ta có thể đậu Đại học Hồng
Kông, thật sự là bất ngờ.
[3] Du Ma Địa: ở phía nam bán đảo Cửu Long của Hồng Kông, hành
chính thuộc về khu Du Tiêm Vượng, có lịch sử lâu đời, nổi tiếng nhiều chùa
chiền phố cổ.
Lâm Phương Văn chưa từng lấy chiếc mũ lưỡi trai của anh ta xuống. Bất
luận ở chỗ nào trong trường đụng phải anh ta, anh ta đều đội chiếc mũ kia.
Cho dù nhiệt độ có ba mươi độ đi nữa, anh ta vẫn không lấy mũ xuống. Tôi
nghĩ, nếu không phải trán anh ta có một cái lỗ, thì đó là căn bản không có
tóc.
Một ngày kia, khi lên lớp giờ thơ mới, anh ta lại mang một đôi giày
xăng -đan, để lộ ra mười đầu ngón chân. Anh ta gác chân lên xem “Chị
em”. “Chị em” là quyển tôi mới xem có các tiệm làm đẹp trên đó. Sao anh