không nữa giả khẳng định rằng lỗ hổng không chỉ đơn giản là quên đi
những gì đã xảy ra, mà là hoàn toàn không có kí ức nào để quên đi ngay từ
đầu. Học thuyết của anh ta cho rằng nếu bạn rơi vào trạng thái khi não
không còn ghi nhớ những kí ức ngắn hạn. Và khi đó, trong trạng thái lỗ
hổng sâu nhất, bạn không còn hành động như bình thường, vì bạn chỉ đơn
giản phản ứng lại điều cuối cùng bạn nghĩ là đã xảy ra, bởi vì - bạn không
ghi nhớ nữa - có thể bạn sẽ không biết điều gì đã thực sự xảy ra cuối cùng.
Anh ta cũng có lí, có những câu chuyện của những người say rượu bị mất
trí nhớmột anh chàng ở New Jersey uống rượu say khướt ở một bữa tiệc.
Sau đó, anh ta lên xe, lái vài dặm theo hướng trái đường và đâm vào một
chiếc xe tải chở bảy người. Chiếc xe tải bắt lửa và sáu người chết. Anh
chàng say rượu thì vẫn ổn. Họ luôn ổn. Anh ta không có chút kí ức nào về
việc lên xe và đi.
Có một người đàn ông khác, lần này là ở New York, rời quán bar và lái xe
đến ngôi nhà anh ta từng lớn lên, đâm người chủ ngôi nhà đến chết, rồi cởi
hết quần áo ra, quay lại xe, lái về nhà và đi ngủ. Anh ta tỉnh dậy sáng hôm
sau và cảm thấy tội lỗi, tự hỏi quần áo anh ta ở đâu và anh ta về nhà bằng
cách nào, nhưng đến tận khi cảnh sát tìm tới thì anh ta mới phát hiện ra
mình đã giết người một cách tàn bạo mà chả vì một mục đích nào.
Vì thế, nó nghe rất lạ lùng, nhưng cũng không phải không thể xảy ra, và khi
tôi về nhà tối qua, tôi đã thuyết phục bản thân rằng bằng cách nào đó, tôi đã
dính vào vụ mất tích của Megan.
Cảnh sát trưởng đang ngồi trên chiếc sô pha trong phòng khách, một người
đàn ông khoảng bốn mươi trong bộ quần áo giản dị và một người trẻ hơn
mặc bộ đồng phục với cái cổ đầy mụn. Cathy đang đứng cạnh cửa sổ,
khoanh tay lại. Trông cô ấy có vẻ hoảng sợ. Ông cảnh sát đứng dậy. Người
đang mặc bộ quần áo giản dị, rất cao và hơi khom người, bắt tay tôi và giới
thiệu ông ta là Thanh tra Thám tử Gaskill. Ông ta cũng nói cả tên PC,
nhưng tôi không nhớ. Tôi đã không tập trung. Tôi còn thở một cách khó