ÔNG GIÀ
S
áng hôm sau, một phụ tá của thống đốc bang đến trại giam. Anh ta
khá trẻ (chưa quá ba mươi và rõ ràng anh ta không muốn mình bước sang
độ tuổi ấy, có gì đó ở con người anh ta cho thấy một tính cách không bao
giờ muốn bất cứ thứ gì nó đang hoặc sắp sở hữu) và là người của Hiệp hội
học thuật Phi Beta Kappa
tại một trường đại học ở miền Đông, anh ta
cũng mua cái vị trí đại tá trong đám phụ tá của thống đốc bằng cách đóng
góp vào chiến dịch tranh cử; trong bộ quần áo được cắt may cẩu thả theo
kiểu miền Đông với cái mũi khoằm, anh ta đứng và rải ánh mắt uể oải đầy
vẻ khinh khỉnh lên các mặt hàng thực phẩm tại các cửa hàng nhỏ ở vùng xa
xôi hẻo lánh, kể câu chuyện của mình rồi nhận được tràng cười hô hố của
những kẻ thô tục; cũng với cái nhìn khinh khỉnh đó, anh ta mơn trớn những
đứa trẻ được đặt tên theo cách để tưởng nhớ chính quyền sắp mãn nhiệm
với tinh thần tôn vinh (hoặc với niềm hy vọng) dành cho chính quyền mới
và (người ta nói về anh ta như vậy) vô tình mơn trớn mông của những
người không còn là trẻ con, dù họ vẫn chưa đủ tuổi để đi bầu cử. Anh ta
đang ở trong văn phòng của giám đốc trại giam với một chiếc cặp đựng tài
liệu, và hiện giờ phó giám đốc trại cũng đang có mặt ở đó. Đáng lẽ ông ta
được cử đi lo công việc nhưng không hiểu sao vẫn có mặt ở đó với cái mũ
trên đầu; ông ta không gõ cửa mà gọi tay phụ tá trẻ của thống đốc bằng tên
thân mật, vỗ lưng anh ta rồi ngồi gác chân lên chiếc bàn của giám đốc trại,
gần như ở giữa ông giám đốc và vị khách - người đặc phái viên - mới viếng
thăm. Viên quan chức cùng các mệnh lệnh vừa có mặt thì nút thắt của câu
chuyện cũng xuất hiện ngay tức thì.
“Hừm”, đặc phái viên của thống đốc hỏi, “các ông vừa gây rắc rối
phải không?”. Giám đốc trại hút xì gà đồng thời mời vị khách một điếu
trong lúc nhìn cái gáy của cấp phó bằng ánh mắt lạnh lùng, thậm chí dữ