CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 142

trọng. Chỉ nhìn gáy sách được sắp xếp chu đáo, lại sách quý, sách hay, tự
nhiên nhớ đến câu “thi trung tự hữu nhan như ngọc” (Trong sách có người
con gái dung nhan đẹp như ngọc). Nhìn thấy trên tường treo những bức
tranh nghệ thuật, tự dưng lòng nhẹ nhàng, tâm trí phóng khoáng, thân thiện.

Qua cách bài trí ấy, ta có thể hiểu thêm tâm tính chủ nhân, gia phong

của mỗi nếp nhà.

Ai cũng biết, nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) mất sớm vì bệnh

ho lao. Cả đời sống trong nghèo túng, đôi khi niềm mơ ước của ông “được
ăn miếng thịt bò bít-tếch thì sung sướng biết bao nhiêu”, nhưng “Phụng có
những sự thù ghét mà thoạt đầu không ai hiểu”. Nhà văn Lan Khai cho biết:
“Một hôm anh đột ngột bảo tôi: “Trong đời tao, tao không oán gì bằng cái
tủ chè”. Tôi đã trợn tròn hai mắt vì ngạc nhiên khiến anh phải mỉm cười
trước khi nói tiếp: “Thực tế cái dân An Nam này đã khốn khổ và còn khốn
khổ vì cái tủ chè đểu giả ấy không biết đến bao giờ! Mày thử xem, trong
mỗi nhà, cái chỗ tốt đẹp nhất đáng lẽ phải để tủ sách, treo những tác phẩm
về mỹ thuật hay đặt máy truyền thanh, người mình chỉ kê cái tủ chè” (Tạp
chí Tao Đàn số tháng 12.1939).

Theo quan niệm ngày trước, một gia đình giàu có thì ngoài cái sập gụ

bằng gỗ tốt đặt chễm chệ ngay phòng khách, còn phải kê thêm cái tủ chè
được chạm trổ công phu, cẩn xà cừ tinh xảo. Nhà văn Vũ Trọng Phụng căm
ghét vì sự bài trí ấy chỉ cốt khoe giàu, chứ không nghĩ đến việc tích lũy lấy
tri thức, mỹ thuật thông qua các sản phẩm văn hóa.

Bây giờ, tư duy ấy vẫn chưa thay đổi nhiều, ngay cả tại các nước có

thu nhập nhiều hơn ta gấp bội lần. Đừng nói đâu xa, Singapore vẫn là nơi ta
dành nhiều thiện cảm nhưng người đứng đầu đất nước ấy vẫn chưa hài
lòng. Trước lúc trường Đại học Nam Dương và Đại học Singapore hợp nhất
thành Trường Đại học Quốc lập Singapore, ngày 20.5.1980, Thủ tướng Lý
Quang Diệu đã có buổi nói chuyện với giáo chức của hai trường này. Ông
cho biết có lúc bất ngờ đi thăm một số gia đình bình thường: “Các cuộc tiếp
xúc khi thăm viếng đã làm cho tôi có thể suy nghĩ một cách linh hoạt hơn
đối với những nguồn tin và những con số thống kê về kinh tế - xã hội”.

Qua đó, ông Lý Quang Diệu phát hiện ra điều gì?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.