CÓ MỘT MẦM HOA ĐÃ NHÚ DƯỚI TRO TÀN - Trang 143

“Trong các cuộc viếng thăm, điều làm cho tôi nhiều lần ngạc nhiên, là

chỉ thấy các thiết bị âm thanh, những đồ dùng gia đình đắt tiền, những máy
thu hình màu, mà chưa bao giờ tôi thấy một tủ sách hoặc một giá sách. Tôi
rất ít thấy tranh vẽ” (Tuyển tập chính luận của Lý Quang Diệu - NXB
Chính trị Quốc gia - 1994). Rõ ràng, các giá trị văn hóa ấy không thể thiếu
trong mỗi ngôi nhà, nếu chủ nhân muốn nâng cao trình độ tri thức, nuôi
dưỡng tâm hồn.

Trở lại với cảm giác đã từng đến chùa chiền, chẳng ai ngốc nghếch so

sánh nơi thờ phượng cung kính với ngôi nhà mình đang trú ngụ. Tuy nhiên,
phải thừa nhận rằng, những lúc bước vào/về nơi ấy, ta luôn có cảm giác
bình yên, thanh thản vì đã trút bỏ mọi tị hiềm, bực dọc, ganh ghét ra ngoài
cửa; vì được tiếp cận với tình cảm yêu thương nhất, không phải lơ láo, e dè,
cảnh giác trước sau. Nhưng chắc chắn ta khó có cảm giác bình tâm, nếu
trong ngôi nhà từ màu nước sơn đến các vật dụng đang bài trí luôn gợi lên
sự u ám, chết chóc.

Các vật dụng mua sắm sử dụng trong nhà đã phản ánh rõ nét hình ảnh

“ông Thiện” và “ông Ác” đấy thôi.

Có lẽ, “ông Thiện” gần gũi nhất của mỗi nhà vẫn chính là sách. Đưa

sách vào nhà cũng là một cách tích lũy sự hướng thiện. Còn gì bình yêu
hơn, lúc nhìn con cái mình ngoan ngoãn ngồi chăm chú đọc sách. Lúc ấy,
cháu thả hồn vào thế giới của Chân, Thiện, Mỹ, há chẳng phải một cách
cháu đang tự học, tự giáo dục đấy sao? Và không chỉ có sách, còn có thể kể
đến những loại hình nghệ thuật khác nữa như tranh ảnh, tượng điêu khắc,
các giai điệu âm nhạc... cũng là những “thực phẩm tâm hồn” không thể
thiếu mà ta cần tiếp xúc, thư giãn hằng ngày.

Đưa “ông Thiện” vào nhà, nên chăng?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.