đi nghĩ lại mãi, chắc chắn nó sẽ hằn một vết sâu rồi về dài lâu khó tẩy xóa.
Chi bằng, một khi đã gặp những điều không hài lòng, ta nén lòng lại và tặc
lưỡi bỏ qua, có phải tốt hơn không?
Trong nhịp sống hiện đại, có lẽ một trong những mối quan tâm “đau
đầu” nhất đã khiến nghiều người vấp phải, chính là sự mất ngủ. Nằm trên
giường, dù chăn êm nệm ấm bên cạnh vợ/chồng nhưng nào có chợp mắt
được đâu vì lúc ấy, những đám mây xám xịt đang lởn vởn trong đầu. Nào là
tiền nợ ngân hàng, công việc sắp đến ngày nghiệm thu nhưng vẫn còn dang
dở, chưa đâu vào đâu, rồi nhớ lại những lời mắng mỏ của sếp mà uất lên đi
mất... Suy tư ấy cứ lẩn quẩn nên khó có thể chợp mắt. Vậy phải làm gì? Có
nhiều bác sĩ hướng dẫn cách nằm thả lỏng người và tập thở. “Hít vào bụng
phình ra, thở ra bụng tóp lại”, thở thật chậm, thở thật sâu. Nhưng rồi nhiều
người vẫn... không ngủ được!
Có lần, bác sĩ, nghệ sĩ Trương Thìn cho biết, với những “ca” như vậy
ông thường kể cho họ nghe một đối thoại về thiền: Vào ngày đẹp trời có
nhà vua đến viếng vị thiền sư, thọ giáo về thiền. Ngài mời nhà vua thưởng
thức trà ướp sen thơm ngát, có điều, tách trà của nhà vua đã đầy nhưng ngài
vẫn tiếp tục rót thêm. Nhà vua ngạc nhiên cho đến lúc không kiềm được
bèn nói: “Đầy quá rồi. Đừng rót nữa”. Thiền sư trả lời: “Muôn tâu bệ hạ,
giống như cái tách này, trong đầu bệ hạ cũng đầy ắp những quan niệm, tư
tưởng của bệ hạ. Làm sao hạ thần có thể bày tỏ được thiền cho bệ hạ, trừ
phi bệ hạ cạn cái tách của bệ hạ trước”.
Vâng, nếu còn giữ lấy u ám trước đó đã có, làm sao có thể tiếp nhận
được những gì tích cực khác? Nếu trong đầu các bóng mây tăm tối cứ lượn
lờ qua lại, không riêng gì mình mệt mỏi, mà chính nó cũng tác động đến cả
sự vật chung quanh nữa. Hiểu thế và biết thế cũng không ngoài mục đích
khi bắt tay vào một việc làm gì, dù nhỏ thì bao giờ cũng chọn lấy một tâm
thế thư thái, sảng khoái nhất.