TÌM NIỀM VUI TRONG SỰ THA
THỨ
N
gười trần mắt thịt, chứ có phải ông thánh đâu mà có thể đối diện
với sự thù hằn bằng tấm lòng từ bi hỷ xả? Khi thua thiệt, bị ai đó lừa gạt,
chơi xấu điều gì đó, ngay đầu đã cay cú nghĩ đến sự trả thù. Phải “ăn miếng
trả miếng”, phải “ơn đền oán trả” sòng phẳng. Ít có ai, tự nhủ một cách nhẹ
nhàng “thôi kệ”, rồi xí xóa mọi chuyện. Thậm chí, khi kẻ có lỗi, làm sai,
làm quấy đến xin lỗi rồi nhưng người ta vẫn cố chấp, vẫn khư khư giữ rịt sự
oán ghét, không “trả đũa” lúc này thì sẽ lúc khác.
Do đó, khi nghe ai đó khuyên can “chín bỏ làm mười”, ta liền nghĩ
rằng “giáo điều” quá, “khẩu hiệu” quá. Hằng ngày, kiếm cái ăn, cái mặc
cho chính mình rồi lo cho vợ/chồng, con cái đã bở hơi tai, thế mà có kẻ
nhẫn tâm cướp giật mất, thử hỏi sao không giận, không oán hờn? Sự căm
giận ấy như lửa gặp gió, chỉ chờ có cơ hội là bùng phát dữ dội. Khi trả thù
được ắt lòng hả hê, vui sướng vì mọi việc xem như đã giải quyết xong?
Chắc gì. Biết đâu oán lại chồng chất thêm oán.
Thế nhưng, kỳ diệu thay trong đời vẫn còn có những con người biết
trút bỏ gánh nặng ấy nhẹ nhàng như không.
Chắc nhiều người còn nhớ đến tập truyện ngắn Bãi vàng, Đá quý,
Trầm hương (NXB Trẻ) của nhà văn Nguyễn Trí -đoạt giải Giải thưởng của
Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013. Tác giả dẫn bạn đọc vào thế giới của
những con người bần cùng, khốn khổ, muốn có miếng cơm phải trả bằng
mồ hôi và máu. Nhân vật của anh là những tay giang hồ khét tiếng, bặm
trợn; những người sống bằng nghề đãi vàng sẵn sàng giết nhau nơi rừng
thiêng nước độc. Dù tranh giành miếng ăn, chém giết để tồn tại nhưng rồi
họ “ngộ” ra: sống trên đời cần một tấm lòng. Chính tấm lòng chân thành